Một trong số những tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở trẻ trong độ tuổi dậy thì nữ giới thường xảy ra chính là 2 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Rõ ràng tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi nữ giới đang ở độ tuổi dậy thì xảy ra là một tình trạng bình thường. Tuy nhiên, một số vấn đề về rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé gái trong giai đoạn dậy thì.
Vì vậy, tìm hiểu những thông tin về dậy thì sẽ giúp nữ giới trong giai đoạn này hiểu rõ và chủ động hơn về những thay đổi bất thường trong cơ thể mình.
Thông thường nữ giới ở giai đoạn dậy thì đều sẽ xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng thời gian khi bé từ 10 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có một số bé gái xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt muộn hơn.
Giai đoạn này chu kỳ kinh nguyệt của các bé gái vẫn chưa ổn định vì buồng trứng của các em vẫn chưa phát triển hoàn thiện, hơn nữa nội tiết rối loạn cộng với nhiều sự biến đổi liên tục trong cơ thể trở thành nguyên nhân khiến kinh nguyệt của bé gái ở thời điểm đầu bị rối loạn.
Tình trạng nữ giới ở giai đoạn dậy thì có thể mắc một số bệnh lý về nội tiết, các vấn đề khác trẻ có thể gặp phải như: trọng lượng cơ thể quá thấp hoặc cao. Hiện tượng stress, căng thẳng cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến tình trạng kinh nguyệt của bé gái trở nên rối loạn khó lường hơn.
Ngoài ra, một số thay đổi khác như đi du lịch, các thay đổi về lịch trình trong cuộc sống hàng ngày của các bé gái đều có sự thay đổi lớn và ảnh hưởng cũng có thể là nguyên nhân khiến kỳ kinh của bé gái đến khác thời điểm dự kiến.
Đọc thêm:
- 1 tháng có kinh 2 lần ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
- Kinh nguyệt không đều do nguyên nhân nào? Làm sao để kinh nguyệt đều trở lại?
Một số yếu tố tác động đến khác cũng gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới ở độ tuổi dậy thì như: Khi nữ giới có sức khỏe thể chất yếu, đối với các bé phải đang phải làm việc quá sức, nữ giới có thói quen vận động quá mạnh hoặc là vận động viên.
Một số thói quen xấu khác như thường xuyên thức khuya, khi đang mang thai hoặc do chế độ ăn uống không lành mạnh đều có thể gây ra tình trạng rối loạn và làm thay đổi thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt.
Muốn giải đáp câu hỏi 2 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không, liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé gái khi dậy thì hay không thì phụ huynh hoặc bé gái cần biết rõ về đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì với một số đặc điểm cụ thể như sau:
- Đối với chu kỳ kinh nguyệt nữ giới, thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng 5 ngày. Tuy nhiên có thể xuất hiện tình trạng nhiều, ít khác nhau mỗi tháng. Những thay đổi này xảy ra do nồng độ hormone trong cơ thể tạo ra trong các chu kỳ khác nhau và sẽ gây ra ảnh hưởng đến số lượng và thời gian hành kinh.
- Một chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng bình thường sẽ kéo dài từ 24 đến 35 ngày tùy vào từng người khác nhau. Đối với chu kỳ kinh nguyệt này được tính từ khi bắt đầu hành kinh đến lúc bắt đầu có kinh lần sau.
Việc chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới trong 2 năm đầu tiên sau khi có kinh nguyệt, chu kỳ thường gặp phải là tình trạng rối loạn.
Đối với một cơ thể bé gái hoàn toàn bình thường sẽ kèm theo các vấn đề sức khỏe bình thường, do đó việc trễ kinh của các bé gái diễn ra trong giai đoạn dậy thì cũng vậy, hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt xảy ra chính là bất thường.
Tuy nhiên, tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì gây ra hiện tượng 2 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thực chất có thể chỉ ở mức độ nhẹ. Hơn nữa, tình trạng này có thể thay đổi và được điều chỉnh thông qua lối sống, quá trình quản lý tinh thần của trẻ.
Nếu như tình trạng rối loạn kinh nguyệt của bé gái gặp phải hiện tượng 2 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định và rối loạn này gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe bé thì đối với một số trường hợp có thể là do vấn đề ý khoa, lúc này tình trạng rối loạn kinh nguyệt của bé gái cần được can thiệp hoặc điều trị kết hợp.
2 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không? Câu trả lời là Không. Khi bé hành kinh lần đầu tiên và trong vài năm đầu có kinh, việc chậm kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì được coi là bình thường.
Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 nếu như vẫn diễn ra việc chậm kinh thì lúc này các bé gái nên nói với phụ huynh để phụ huynh đưa đến bệnh viện và được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám cũng như nhận tư vấn và điều trị khi cần thiết.
Một số trường hợp chu kỳ kinh nguyệt trong vài năm trước đó của nữ giới diễn ra tương đối ổn định nhưng sau đó lại xuất hiện tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, lúc này nữ giới nên để ý hơn liệu mình có đang mắc những nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt đã nói ở trên không.
Ngoài ra, tình trạng chậm kinh 3 tháng trở lên ở trường hợp kinh nguyệt đã đều từ trước đó còn được gọi là vô kinh thứ phát.
Việc trễ kinh ở tuổi dậy thì khi kéo dài, không được xử lý kịp thời còn có thể gây ra một số tình trạng stress, rối loạn tâm lý, theo thời gian nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng trầm cảm.
Một số tình trạng chậm kinh còn có thể do suy buồng trứng sớm dẫn đến nguy cơ teo nhỏ cơ quan sinh dục, nghiêm trọng hơn khi dẫn đến một số bệnh lý về buồng trứng. Đặc biệt khi nữ giới bị chậm kinh do huyết bị ứ đọng lại, huyết ứ đọng không thoát ra được còn là nguyên nhân có thể khiến tử cung giãn căng quá mức, tình trạng nghiêm trọng còn có thể phá hủy cả niêm mạc tử cung vô cùng nguy hiểm.
Vậy 2 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể là tình trạng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bất thường của cơ thể. Do đó ngay khi gặp phải tình trạng này nữ giới tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu xuất hiện các bất thường tốt hơn hết nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đối với tính trạng 2 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Giải quyết các vấn đề về tâm lý khi gặp phải tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
- Tránh các loại đồ ăn cay nóng, các loại đồ uống kích thích.
- Nữ giới trong giai đoạn dậy thì cần kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Để tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì không xảy ra, các bé gái cần tránh thức khuya. Nên ngủ đủ giấc.
- Lựa chọn và luyện tập một vài môn thể thao phù hợp vừa đem lại hiệu quả cải thiện sức khỏe thể chất vừa giúp tinh thần thư giãn, giải tỏa áp lực hiệu quả.
- Bổ sung sắt, đây là cách giúp ngăn ngừa tình trạng đau bụng kinh cũng như rối loạn kinh nguyệt gây ra.
Đối với tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì sau khi đã thực hiện các biện pháp nhưng vẫn chưa cải thiện, cần chia sẻ với phụ huynh và tìm đến bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm.