2 nguyên tắc cần làm để phòng ngừa bệnh động mạch vành và hàng trăm bệnh khác

2 nguyên tắc cần làm để phòng ngừa bệnh động mạch vành và hàng trăm bệnh khác
Bệnh động mạch vành là bệnh lý tim mạch vô cùng nguy hiểm với nguy cơ tái phát cũng như tử vong cao. Vì vậy, người bệnh cần có chế độ tập luyện, ăn uống cũng như thăm khám định kỳ để phòng ngừa bệnh động mạch vành.

Có nhiều nguy cơ gây ra bệnh mạch vành như thừa cân - béo phì, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người bị động mạch vành, tăng huyết áp, rồi loạn lipid máu,.... Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra để phòng ngừa bệnh động mạch vành thì người bệnh cần thay đổi lối sống cũng như thói quen trong cuộc sống.

1. Tái khám định kỳ

Bệnh động mạch vành cần được phát hiện sớm và người bệnh cần được đánh giá tình hình kiểm soát các yếu tố nguy cơ chính theo định kỳ 3-5 năm. Nguy cơ mắc bệnh cần được tính toán cho các bệnh nhân xuất hiện từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên để có thể có được chiến lược phòng ngừa tái phát bệnh phù hợp. 

2 nguyên tắc cần làm để phòng ngừa bệnh động mạch vành và hàng trăm bệnh khác - Ảnh 1.

Để tránh tái phát bệnh, người bệnh cần được theo dõi và thăm khám định kỳ (Nguồn: internet).

Các bệnh nhân có nguy cơ bị động mạch vành nên được can thiệp các yếu tố nguy cơ một cách tích cực. Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp lại khá tốn kém và cũng chỉ hiểu quả với những bệnh nhân có nguy cơ cao. Vì vậy, điều quna trọng là phải phát hiện ra các bệnh nhân có nguy cơ cao.

Trước khi xuất viện, các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp cần gặp bác sĩ để được tư vấn sức khỏe, các hoạt động thể lức, việc sử dụng thuốc cũng như thay đổi lối sống để phòng ngừa thứ phát các bệnh tim mạch. Ngoài ra, bệnh nhân và gia đình cũng cần được hướng dẫn về các triệu chứng thiếu máu cơ tim, gọi xe cấp cứu khi các triệu chứng này tái phát, không giảm đi hoặc trở nên trầm trọng hơn 5 phút sau khi ngậm nitroglycerin dưới lưỡi. 

Các triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp nên được đưa tới bệnh viện bằng xe cấp cứu để nhân viên y tế có thể can thiệp kịp thời các thủ thuật cứu sóng bệnh nhân khi cần thiết. Tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân có thể giảm đi nếu bệnh nhân và người nhà sớm phát hiện ra triệu chứng bệnh và gọi tới trung tâm cấp cứu.

2. Thay đổi lối sống

2.1. Kiểm soát cân nặng

Béo phì hay cụ thể là béo bụng là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh động mạch vành. Điều cơ bản để đạt được và duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý là áp dụng chế độ ăn lành mạnh kết hợp tập thể dục thể thao thường xuyên.

2 nguyên tắc cần làm để phòng ngừa bệnh động mạch vành và hàng trăm bệnh khác - Ảnh 2.

Thay đổi chế độ ăn uống là hình thức phòng ngừa bệnh động mạch vành (Nguồn: internet).

2 nguyên tắc cần làm để phòng ngừa bệnh động mạch vành và hàng trăm bệnh khác - Ảnh 3.

Kết hợp tập thể dục đều đặn sẽ giúp có một trọng lượng ocơ thể hợp lý (Nguồn: internet).

Để có một trọng lượng cơ thể hợp lý khỏe mạnh, cần có sự cân bằng về năng lượng bệnh nhân nạp vào qua đường ăn uống với năng lượng bệnh nhân tiêu hao thông qua tập luyện thể dục thể thao. Ngoài ra, để giảm cân, bệnh nhân cần tiêu hóa năng lượng nhiều hơn qua các hoạt động thể chất và nạp ít năng lượng vào cơ thể hơn.

2.2. Bỏ thuốc lá

Tránh xa thuốc lá được coi là yếu tố quan trong nhất trong việc giúp bệnh nhân giảm nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim. Hút thuốc lá làm giảm nồng độ oxy trong máu, khiến thành động mạch bị tổn thương và suy yếu. Khi dừng hút thuốc, nguy cơ tái phát bệnh bắt đầu giảm. Sau 5 năm cai thuốc, nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim sẽ giảm một nửa so với những bệnh nhân tiếp tục hút thuốc. Các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần được đánh giá tiền sử hút thuốc lá và được tư vấn cách cai thuốc hay tránh tái hút thuốc lá trước khi ra viện.

2.3. Kiểm soát huyết áp

Bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh nhân bị thận mãn tính cần được kiểm soát huyết áp < 140/90mmHg hoặc < 130/80mmHg thông qua thuốc và thay đổi lối sống. Những thay đổi trong lối sống gồm giảm cân, thay đổi chế độ ăn, giảm lượng muối hay tăng cường tập thể dục thể thao nên được thực hiện cho tất cả các bệnh nhân có huyết áp ≥ 120/80mmHg.

Ngoài ra, không nên sử dụng thuốc chẹn kênh canxi nhóm dihydropyridin có tác dụng ngắn để điềutrị tăng huyết áp. Các bệnh nhân bị tăng huyết áp cũng cần có một chế độ ăn ít muốn, bổ sung nhiều rau, hoa quả và các thực phẩm ít béo, và một chương trình tập thể dục đều đặn.

Tác giả: DNA