Thận là cơ quan chuyển hóa quan trọng trong cơ thể người, làm nhiệm vụ bài tiết các chất cặn bã giúp cơ thể tuần hoàn một cách tự nhiên và trơn tru hơn. Người có vấn đề ở vùng thận ngoài những biểu hiện như mệt mỏi, có lúc sốt cao, ớn lạnh, ăn kém, sụt cân...thì dấu hiệu dễ nhận biết nhất là qua mùi hôi miệng và mùi nước tiểu khai, nồng. Ngoài ra, các bệnh về thận còn biểu hiện ở những cơn đau nhức vùng hông.
Nếu bạn không có bệnh mãn tính về răng miệng hoặc vùng họng, amidan như sâu răng, viêm họng mãn tính...thì việc hôi miệng cũng xuất phát từ quá trình trao đổi chất không ổn định của cơ thể.
Điển hình là khi cơ thể gặp vấn đề ở vùng thận, gây rối loạn quá trình giải độc, gan tích tụ nhiều chấ
Nhiều người nghĩ rằng, hôi miệng là tình trạng chung thường gặp ở những người lười đánh răng hoặc đánh răng sai cách. Tuy nhiên, hôi miệng cũng có thể xuất phát từ quá trình trao đổi chất không ổn định của cơ thể. Điển hình là khi cơ thể gặp vấn đề ở vùng thận, quá trình giải độc sẽ bị rối loạn, khiến chất độc tích lũy nhiều ở vùng gan, đẩy lên trên và thải qua đường miệng.
Vậy nên, khi thấy mình gặp phải trường hợp hôi miệng bất thường, bạn nên chú ý tới cơ quan thận của mình. Đặc biệt, khi thấy tình trạng hôi miệng kéo dài quá lâu thì điều này ngầm cho thấy độc tố ở vùng thận của bạn đã tích tụ rất nặng rồi đó.
Ngoài hôi miệng thì nam giới cũng nên chú ý khi thấy có mùi hôi tanh từ nước tiểu. Đây là một biểu hiện khác cảnh báo tình trạng thận đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Thông thường, nước tiểu sẽ có màu hơi nhạt và không gây ra mùi gì quá nồng. Nhưng nếu bạn gặp vấn đề ở vùng thận thì nước tiểu bài tiết ra sẽ có mùi vừa hôi tanh, vừa nồng nặc. Điều này có thể xuất phát khi nước tiểu đọng lại trong hệ tiết niệu, sau một thời gian lên men, chúng sẽ làm nước tiểu có mùi tanh hôi.
Để khắc phục hai vấn đề trên thì người mắc bệnh về thận nên chăm uống nhiều nước và tuyệt đối không được nhịn tiểu quá lâu. Việc uống nhiều nước cũng sẽ làm tăng tần suất đi tiểu và giúp thải bỏ độc tố ra ngoài hiệu quả.
Nước làm loãng nồng độ chất thải trong nước tiểu và giúp thận hoạt động tốt hơn. Các chuyên gia khuyên nên uống khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Trong trường hợp bị mất nước do thời tiết nóng hoặc tập thể dục làm đổ mồ hôi nhiều và mất nước, cần uống nhiều nước hơn.
Giữ cơ thể khỏe mạnh giúp làm giảm huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Hãy năng động tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy, đạp xe.
Khoảng 50% người bệnh tiểu đường dẫn đến biến chứng tổn thương thận. Do vậy cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu , nhất là đối với người đang bị tiểu đường cần kiểm soát tốt.
Trong trường hợp bạn là bệnh nhân tiểu đường, bạn dễ mắc bệnh võng mạc và bạn nên kiểm tra võng mạc hằng năm.
Nói không với thuốc không kê đơn. Những loại thuốc này chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp khi thận ở trạng thái khỏe mạnh. Nếu bị đau mạn tính như viêm khớp hoặc đau lưng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc.
Giảm lượng muối trong bữa ăn và thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, giữ trọng lượng cơ thể hợp lý nhằm giúp ngăn ngừa tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận mạn tính.
Để giảm bớt lượng muối ăn vào, cần hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, nên tự nấu ăn với các nguyên liệu tươi sống. Tăng cường thực phẩm từ tự nhiên, ăn nhiều trái cây và rau xanh.
Huyết áp cao cũng là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận. Huyết áp cao dễ gây tổn thương thận, đặc biệt khi đi kèm với các bệnh khác như tiểu đường, mỡ máu cao và bệnh tim mạch.
Tránh uống rượu và hút thuốc. Hút thuốc và uống rượu có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và khi thận không nhận đủ máu, sẽ làm suy yếu khả năng hoạt động bình thường của nó.