Cũng như các loại khoáng chất khác, kẽm sẽ được bổ sung trong trường hợp trẻ thiếu hụt. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu thiếu hụt kẽm ở trẻ là điều vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, phương pháp bổ sung kẽm hiệu quả cho trẻ cũng là điều quan trọng không kém. Cùng tìm hiểu về cách bổ sung kẽm cho trẻ em thông qua bài viết sau đây.
Trẻ em cần được bổ sung một lượng kẽm cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, việc bổ sung kẽm cho trẻ còn quan trọng hơn khi bé có các dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm. Tuy nhiên, không ít phụ huynh vẫn còn khá thờ ơ với các dấu hiệu này ở trẻ. Thậm chí, họ còn có sự nhầm lẫn những dấu hiệu này với một số bệnh lý khác.
Dấu hiệu điển hình của thiếu hụt kẽm ở trẻ là tình trạng còi xương và chậm lớn. Tuy nhiên, dấu hiệu này lại thường bị nhầm lẫn với hiện tượng thiếu hụt canxi.
Do đó, thay vì bổ sung kẽm cho trẻ, phụ huynh lại cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm hoặc thuốc cung cấp canxi. Ngoài hiện tượng còi xương, phụ huynh còn cần chú ý đến các dấu hiệu thiếu hụt kẽm sau đây:
- Hệ thống miễn dịch suy yếu, trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn.
- Trẻ biếng ăn do giảm cảm giác ngon miệng.
- Trẻ tiêu hoá kém hoặc rối loạn tiêu hoá.
- Dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là khi cơ thể trẻ có các vết thương hở.
- Thường xuyên bị tiêu chảy.
- Sút cân nhanh.
- Móng tay, móng chân dễ gãy hoặc xuất hiện các đốm trắng.
- Lưỡi trắng hoặc có tình trạng viêm loét ở miệng.
- Trẻ khó ngủ và thường thức giấc giữa đêm.
- Trẻ chậm phát triển thể lực và trí não.
- Rụng tóc.
Để chắc chắn, bố mẹ có thể cho trẻ thực hiện làm một số xét nghiệm. Xét nghiệm phổ biến nhất để đánh giá tình trạng kẽm là xét nghiệm kẽm huyết thanh. Xét nghiệm này sẽ cho biết trẻ có thực sự thiếu hụt và cần bổ sung kẽm hay không.
Nhu cầu về lượng kẽm hàng ngày của trẻ trong từng thời kỳ sẽ có chút khác biệt: Cụ thể như sau:
- Đối với trẻ từ 7 tháng tuổi đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ ngày.
- Đối với trẻ từ 4 đến 13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ ngày.
Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Bố mẹ nên bổ sung vào thực đơn của trẻ những loại thực phẩm giàu kẽm. Ví dụ như: sữa, lòng đỏ trứng, tôm đồng, lươn, thịt bò, hàu, đậu nành, các loại hạt có dầu…
Đối với trẻ nhũ nhi, kẽm sẽ được cung cấp cho trẻ thông qua lượng sữa mà trẻ uống. Theo khuyến nghị, để bổ sung kẽm cho trẻ nhũ nhi, nên sử dụng sữa mẹ thay vì sữa bò. Bởi hàm lượng kẽm có trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ dễ hấp thu hơn so với sữa bò.
Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ có sự hao hụt theo thời gian trẻ bú. Do đó, các bà mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để hạn chế tình trạng này. Ngoài ra, nếu trẻ sử dụng sữa công thức, phụ huynh cũng nên chọn cho trẻ các loại sữa có hàm lượng kẽm phù hợp.
Ngoài thực phẩm, phụ huynh cũng có thể sử dụng thêm một số loại dược phẩm để bổ sung kẽm cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng mà phải hỏi qua ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, các sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ cũng cần có nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Để nâng cao hiệu quả hấp thụ, kẽm có thể được kết hợp với một số loại vitamin. Khi kết hợp với vitamin C, kẽm sẽ thúc đẩy và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có bổ sung sắt thì thời gian uống 2 loại thuốc này phải cách xa nhau. Đồng thời, viên uống bổ sung kẽm phải được sử dụng trước để cơ thể trẻ hấp thu tốt hơn.
Để phát huy hiệu quả, kẽm phải được bổ sung cho trẻ đúng cách và đúng liều lượng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách bổ sung kẽm cho trẻ.