Các triệu chứng của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành (ADHD) tinh tế và khó phát hiện hơn các triệu chứng ADHD ở trẻ em. Tiến sĩ Michael Manos, chuyên gia về sức khỏe hành vi nhi khoa, giải thích cách phát hiện và quản lý các triệu chứng của ADHD ở người trưởng thành.
Nhìn vào cuộc sống của bạn và nhìn vào các lựa chọn của bạn: nếu bạn đã để lại một loạt các vấn đề mà Tiến sĩ Manos gọi là “sự không hoàn thành” trên con đường của bạn chẳng hạn như các dự án thất bại, bài tập về nhà chưa hoàn thành, các ngày bị bỏ lỡ và những ngày kỷ niệm bị lãng quên - thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với chứng tăng động giảm chú ý.
Tiến sĩ Manos cho biết: “Người lớn mắc chứng ADHD có xu hướng bỏ dở mọi việc và chưa hoàn thành. Những điểm chưa hoàn thiện đó là đặc điểm chức năng trung tâm gây khó khăn cho người lớn mắc chứng ADHD".
Chẩn đoán ADHD là một quá trình gồm 3 bước. Khi chẩn đoán một người trưởng thành mắc chứng ADHD, bác sĩ sẽ tìm kiếm:
- Các triệu chứng của ADHD liên hệ với cuộc sống của một người như thế nào
- Các yếu tố bên ngoài có thể là nguyên nhân của hành vi được đề cập
- Sự hiện diện của một rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
Tiến sĩ Manos nói: “Đôi khi, nếu mọi người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống của họ - chẳng hạn như nếu họ không thể trả tiền thuê nhà, họ không thể gửi con đến trường mà họ muốn theo học hoặc nếu ai đó trong gia đình qua đời hoặc trải qua một số khó khăn khiến mọi người có những lo lắng như vậy. Những lo lắng đó có thể thu hút sự chú ý của họ, khiến họ hay quên, khiến họ cáu kỉnh hoặc gặp phải các triệu chứng khác của ADHD".
Ước tính có khoảng 2,5% người trưởng thành trên toàn thế giới mắc chứng tăng động giảm chú ý. Hơn một nửa số người bị ADHD cũng có các chẩn đoán rối loạn tâm trạng và sức khỏe hành vi khác như trầm cảm hoặc lo lắng. Và theo một nghiên cứu năm 2019, chẩn đoán ADHD ở người trưởng thành đang tăng nhanh gấp 4 lần so với chẩn đoán ở trẻ em.
Tiến sĩ Manos cho biết: “Khi người lớn mắc chứng ADHD không được quan tâm và can thiệp bằng liệu pháp tâm lý hoặc thuốc men, điều đó dẫn đến việc người lớn để lại "dấu vết" của những điều chưa hoàn thành trên con đường của họ. Và chính việc có những điều chưa hoàn thành có thể khiến một số người lo lắng hoặc trầm cảm”. “Nhiều khi, người lớn mắc chứng ADHD có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn lo âu vì chính điều đó".
Vì lý do này, điều quan trọng là phải chẩn đoán chính xác ADHD ở người trưởng thành và xác định bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Khi chẩn đoán ADHD, các bác sĩ xem xét 18 triệu chứng khác nhau - 9 triệu chứng thiếu tập trung và 9 triệu chứng hiếu động thái quá.
Đọc thêm:
+ Những biện pháp giúp cải thiện trí nhớ
+ Những triệu chứng bệnh Alzheimer bạn có thể không để ý
Một đứa trẻ bị chẩn đoán mắc chứng ADHD, chúng cần có sáu trong số các triệu chứng sau đây ở ít nhất hai môi trường hoặc nhiều môi trường khác nhau (chẳng hạn như ở nhà và ở trường). Đối với người lớn, họ chỉ cần có biểu hiện của năm hoặc nhiều hơn những điều sau đây trong bất kỳ môi trường nào.
Có hai dạng chú ý phổ biến mà chúng ta thường gặp đó là chú ý không chủ định và chú ý có chủ định. Khả năng định hướng và duy trì loại chú ý này có thể bị cản trở và gián đoạn gây ra 9 biểu hiện dưới đây:
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu bạn từng cảm thấy sự rời rạc trong trí nhớ khi nhớ lại một chi tiết cụ thể nào đó để có thể hoàn thành công việc thì đây là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý.
Bạn rất dễ chuyển từ việc này sang việc khác không vì lý do nào khác ngoài việc bạn có nhiều việc để làm. Nhưng vấn đề đó là bạn chỉ hoàn thành được 40% mỗi việc/nhiệm vụ. Điều này cho thấy mức độ áp lực khi có nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng bạn không giải quyết được từng việc cụ thể hay tuân thủ cũng như sắp xếp việc cần ưu tiên trước.
Khi ai đó trò chuyện trực tiếp với bạn, bạn thường có biểu hiện nhìn "đờ đẫn" - không phải vì bạn cố tình phớt lờ họ mà có thể một ý nghĩ khác bất chợt lóe lên trong đầu bạn - điều này khiến tâm trí của bạn rời tập trung vào câu chuyện người đối diện đang kể và chờ cơ hội để chia sẻ suy nghĩ của mình.
Nếu bạn đã từng được người khác nói rằng bạn không lắng nghe những chi tiết cụ thể hoặc có vẻ bạn không chú ý trong các cuộc trò chuyện thì đây có thể là dấu hiệu của chứng ADHD.
Những chi tiết quan trọng về các sự kiện như deadline, ngày sinh nhật, ngày kỉ niệm không chỉ lướt qua tâm trí bạn mà còn khiến bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện những lời hứa đã hứa và khó hoàn thành chúng. Hay nói cách khác, bạn có thể có ý định thực hiện những việc này nhưng lại không làm và thay vào đó bạn quên/bỏ qua chúng.
Bạn có thể vô tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Có thể chỉ là không xếp bát đĩa đúng nơi quy định. Hoặc bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những thứ mà bạn cần tại bất kì một thời điểm nào.
Dù bạn nhìn nhận vấn đề này theo bất cứ cách nào thì hệ thống tổ chức não bộ của bạn trở thành rào cản đối với việc thực hiện có tổ chức và đúng hạn.
Bạn thường trì hoãn các nhiệm vụ trong cuộc sống và tăng lên theo nhiều cách khác nhau. Có thể chỉ là bạn trì hoãn việc trả lời tin nhắn hay gọi lại cho người khác hoặc tắt đồng hồ báo thức quá nhiều lần thay vì rời giường và chuẩn bị đi làm vì chỉ muốn ngủ thêm 1 - 2 phút.
Tiến sĩ Manos nói: “Trì hoãn là việc tránh phải sử dụng nhiều nỗ lực chú ý. “Người lớn mắc chứng ADHD sẽ dễ dàng từ bỏ những việc họ không muốn làm để đổi lấy những việc đòi hỏi ít nỗ lực hơn".
Bạn không bao giờ có thể tìm thấy chìa khóa xe hay bỏ quên điện thoại, ba lô của mình bất cứ khi nào ra khỏi phòng dù bạn đã từng để nó ở đó ngay từ đầu. Là người dễ bị phân tán, bạn thường đặt thứ gì đó xuống rồi quên mất là đã để nó ở đâu.
Điều này cũng đúng với một dự án hay nhiệm vụ khác.
Bạn dễ bị lôi cuốn từ thứ này sang thứ khác mà quên đi điều trước đó nhanh chóng. Chẳng hạn như việc bạn nhìn vào điện thoại của mình giữa cuộc họp và đột nhiên 30 phút trôi qua trong khi bạn không hề để ý đến thời gian.
Bạn hay quên ngày tháng, giờ nấu ăn, giờ họp, các lời nhắc quan trọng dù bạn có đặt tên cho những nhiệm vụ này thì tâm trí của bạn cũng "ném nó" đi.
Nếu bạn bắt gặp mình kể lại cùng một câu chuyện hai hoặc ba lần mà không hề nhớ mình đã kể nó trước đó, thì điều đó cũng không có gì ghê gớm lắm. Nhưng nếu bạn quên những chi tiết quan trọng mà bạn thân, thành viên gia đình, sếp hoặc những người quan trọng khác đã nói với bạn, bạn có thể bị coi là thiếu hiểu biết hoặc không thể chú ý đến nhu cầu của họ.
“Mọi người đều thiếu chú ý vào lúc này hay lúc khác trong cuộc sống của họ. Không phải người lớn bị ADHD làm những điều này khiến họ bị ADHD. Đó là những người trưởng thành mắc chứng ADHD làm những việc này nhiều đến mức nó gây ra vấn đề cho họ", Tiến sĩ Manos nói.
Chứng tăng động ở trẻ em dễ mắc hơn chứng tăng động ở người lớn. Khi một đứa trẻ hiếu động ở trong một môi trường được kiểm soát như lớp học, chúng có thể gây rối, bồn chồn và lo lắng một cách công khai. Nhưng những người trưởng thành mắc chứng ADHD có thể luôn tỏ ra vội vã hoặc choáng ngợp trước quá nhiều nhiệm vụ vì theo thời gian họ đã đảm nhận quá nhiều việc cùng một lúc.
Nếu bạn khó tập trung trong cuộc họp vì đang vẽ nguệch ngoạc, ghi chú hoặc chỉ chăm chú với điện thoại thì điều này có thể được coi là bồn chồn. Cắn móng tay hoặc gõ nhịp chân cũng có thể là dấu hiệu của sự bồn chồn.
Có thể bạn cảm thấy khó khăn khi ngồi vào bàn làm việc cả ngày nên bạn nghỉ giải lao nhiều lần để rời khỏi khu vực làm việc và sau đó thấy mình bị cuốn vào những việc khác và cuộc trò chuyện khác.
Đây vốn dĩ không phải là một vấn đề, trừ khi những khoảng thời gian đứng dậy và đi lại này làm gián đoạn khả năng hoàn thành nhiệm vụ/công việc của bạn.
Bạn bồn chồn, đứng lên đi đi lại lại đều là dấu hiệu của việc năng động quá mức. Bạn không chỉ cảm thấy bồn chồn trong những thời điểm đáng ra phải tập trung làm việc mà còn cảm thấy tay chân luôn muốn làm gì đó trong thời gian nghỉ ngơi.
Bạn có bao giờ ra khỏi giường hoặc trì hoãn giờ đi ngủ vì bạn cảm thấy mình nên làm gì đó, và trên thực tế, tất cả có thể đợi đến sáng? Nếu sự bồn chồn của bạn làm gián đoạn khả năng ngủ, làm việc hiệu quả, bạn có thể đang có hiểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý.
Nếu bạn không thể ngồi yên khi tham gia vào các hoạt động cần sự yên tĩnh hay trải nghiệm một mình như đọc sách, ngồi thiền, xem phim dài tập hoàn chỉnh mà không bị phân tâm hay gián đoạn hoặc khó vào giấc hơn trừ khi bật nhạc lên hay phát một bộ phim để bên cạnh để át đi những suy nghĩ trong đầu bạn thì cũng có thể là biểu hiện của tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành.
Bạn là kiểu người tràn đầy năng lượng, dám nghĩ dám làm, là người đa nhiệm và dường như không dừng lại vì bất cứ điều gì hay bất kì ai? Mỗi phút trong ngày của bạn đều là các hoạt động nhưng khi bạn đang làm việc này lại bị phân tâm bởi những việc khác xung quanh?
Nếu bạn là một trong những người thường xuyên di chuyển, liên tục hoàn thành công việc và bạn siêu tập trung vào các lĩnh vực khác nhau thì đó có thể không phải là vấn đề.
Tiến sĩ Manos nói: “Những người hiếu động làm được rất nhiều việc. Nhưng thông thường, người lớn mắc chứng ADHD có xu hướng đảm nhận nhiều hơn những gì họ thực sự có thể hoàn thành. Thay vì hoàn thành mọi thứ, họ có xu hướng tránh những nhiệm vụ bổ sung mà họ đã từng làm và họ bỏ dở mọi thứ trong suốt quá trình thực hiện".
Tính bốc đồng của bạn có xu hướng chiếm ưu thế khi bạn kể một câu chuyện hoặc đôi khi bạn cảm thấy mình phải chia sẻ thật chi tiết về những gì bạn đang nghĩ hay đã làm thay vì lược bỏ nó ra khỏi câu chuyện.
Bạn nhanh chóng đi vào vấn đề và gần như bốc đồng khi trò chuyện dù không có ý định lấn át người khác nhưng tâm trí bạn chuyển động nhanh hơn việc bạn nói ra. Lúc đó bạn điều hướng câu chuyện của họ theo tốc độ của bạn.
Cho dù đó là khi xếp hàng chờ thanh toán ở cửa hàng tạp hóa hay khi tắc đường thì bạn đều thiếu kiên nhẫn, nhanh chóng cáu kỉnh và cho rằng mọi người cần tránh đường cho bạn. Điều này phần lớn được thúc đẩy bởi sự bồn chồn mãn tính tích tụ khi mọi thứ xung quanh bạn bắt đầu chậm lại.
Bạn nóng nảy với những vấn đề dù đôi khi không cần thiết phải có ý kiến của bạn, xen vào các cuộc trò chuyện hay nhanh chóng muốn kết thúc câu chuyện. Khi bạn hiếu động, tâm trí và cơ thể của bạn có thể hoạt động quá nhanh tới mức mà trạng thái của người khác không điều chỉnh theo kịp.
Những hành động này có thể dễ dàng trở thành một phần tính cách của bạn nhưng cũng có thể là dấu hiệu ADHD nếu như chúng gây ra các vấn đề với mối quan hệ xung quanh bạn.
Tương tự như các rối loạn tâm trạng khác mà có những tác nhân làm gia tăng nguy cơ với các triệu chứng trùng khớp với ADHD như:
- Căng thẳng
- Thiếu ngủ
- Suy dinh dưỡng và chế độ ăn uống nghèo chất
- Kích thích quá mức
- Sự thay đổi các yếu tố môi trường như độ nhạy âm thanh, nhiệt độ và mùi
- Thiếu sự quan tâm.
Thông thường thì các liệu pháp hành vi nhận thức kết hợp với thuốc theo đơn có thể là cách điều trị ADHD tốt nhất để cải thiện tình trạng này. Ngoài ra bạn cũng cần thiết lập các cơ chế đối phó giúp kiểm soát triệu chứng với bác sĩ chủ trị của mình.
Nguồn dịch: 18 Symptoms That Could Indicate Adult ADHD