12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm
Từ việc sử dụng sai chất khử trùng tới thời gian khử trùng không đủ lâu sẽ khiến việc vệ sinh nhà cửa phòng tránh bệnh tật bị ảnh hưởng.

Thời gian gần đây, liên tục các bệnh truyền nhiễm theo mùa (như tay chân miệng, sốt xuất huyết) hay trái mùa (như thủy đậu) liên tục tăng mạnh khiến việc khử trùng và vệ sinh nhà cửa đúng cách trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là khi trong gia đình có người nhiễm bệnh.

Dưới đây là các lỗi sai thường gặp khi sử dụng chất khử trùng theo Taste of Home:

1. Không làm sạch trước khi khử trùng

Có sự khác biệt lớn giữa làm sạch và khử trùng. Trong khi làm sạch loại bỏ virus, vi khuẩn bám trên bề mặt thì khử trùng giúp vô hiệu hóa các vi sinh vật hay vi nấm bằng hóa chất. Vì thế điều quan trọng khi vệ sinh nhà cửa chính là bạn phải làm sạch trước khi khử trùng.

Đặc biệt, một số loại virus như COVID-19, MERS có cấu trúc một lớp mỡ nên cứng đầu và khó tiêu diệt hơn nếu bạn chỉ tập trung vào việc xịt khử trùng. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thì sử dụng xà phòng để lau chùi sẽ giúp phá hủy màng mỡ này từ đó ngăn chặn virus không thể lây nhiễm cho bạn và các thành viên trong gia đình.

Cũng theo FDA thì các chất khử trùng có hiệu quả là thuốc tẩy, cồn và nước oxy già (hydro peroxide).

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh 2.

(Ảnh: Kim Phụng SKHN)

Đọc thêm:

10 sai lầm khi sử dụng nước rửa tay nhiều người mắc phải

Cách làm sạch đồ chơi phòng tránh bệnh truyền nhiễm cho trẻ đúng cách

2. Thời gian khử trùng không đủ

Dù bạn có xịt khử trùng các bề mặt sau khi đã vệ sinh sạch sẽ nhưng nếu thời gian chất khử trùng ở trên bề mặt không đủ lâu thì khả năng bất hoạt vi sinh vật gây bệnh sẽ bị giảm.

Các chất tẩy thông thường mất khoảng 4 phút để phát huy tác dụng và tốt nhất bạn nên ngâm bề mặt trong thuốc tẩy từ 10 - 15 phút để có thể tiêu diệt virus hoàn toàn. Ngoài ra thì các chất tẩy rửa có nồng độ cồn từ 60 - 95% chỉ mất 30 giây để vô hiệu hóa virus như COVID-19.

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh 3.

(Ảnh: Kim Phụng SKHN)

3. Chất khử trùng có nồng độ thấp

Mặc dù các sản phẩm khử trùng thân thiện với môi trường là tuyệt vời nhưng không phải lúc nào việc sử dụng chất khử trùng có nồng độ cồn thấp cũng phù hợp. Đối với các sản phẩm có chứa cồn, bạn nên lựa chọn nồng độ cồn từ 70% trở lên bằng cách đọc trên nhãn dán thông tin sản phẩm. Ngoài tác dụng tiêu diệt vi sinh vật thì nồng độ cồn cao cũng giúp không để lại cặn và bay hơi nhanh sau khi sử dụng.

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh 4.

(Ảnh: Kim Phụng SKHN)

4. Không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Rất nhiều người tiêu dùng có thói quen mua sản phẩm thuận mắt mà bỏ quên việc đọc bảng hướng dẫn sử dụng. 

Trên hướng dẫn sử dụng của sản phẩm sẽ có đầy đủ thông tin liên quan tới thành phần, thời gian để sản phẩm phát huy tối đa tác dụng, các bước để sử dụng đúng cách bởi đôi khi một số sản phẩm khử trùng cần phải được xịt lên bề mặt đã làm ướt,.. cũng như các cảnh báo cần lưu ý.

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh 5.

(Ảnh: Kim Phụng SKHN)

5. Bỏ qua những khu vực thường xuyên tiếp xúc

Các chuyên gia luôn nhấn mạnh việc vệ sinh và khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc trong đại dịch COVID-19 và khi gia đình có người nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Các khu vực thường xuyên tiếp xúc như công tắc bóng đèn, điều khiển, tay nắm cửa,... có nhiều khả năng khiến bạn nhiễm bệnh hơn nếu chẳng may đưa tay chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

Các khu vực này nên được cọ rửa và khử trùng ít nhất 2 lần mỗi tuần.

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh 6.

(Ảnh: Kim Phụng SKHN)

6. Lạm dụng khăn khử trùng

Các loại khăn khử trùng khá tiện lợi nhưng không nên vì thế mà bạn lạm dụng khăn khử trùng thay cho dung dịch khử trùng thông thường. Đặc biệt là khi bạn sử dụng một khăn lau cho nhiều lần sẽ khiến chất khử trùng bị giảm hoặc mất tác dụng.

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh 7.

(Ảnh: Kim Phụng SKHN)

7. Bạn không rửa tay trước khi vệ sinh

Đoán xem, nếu bạn không rửa tay trước khi vệ sinh và khử trùng nhà cửa, điều gì sẽ xảy ra? Thực tế thì để đảm bảo cho việc bề mặt không bị làm bẩn trở lại thì bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ trong ít nhất 20 giây trước khi vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng dưới vòi nước sạch.

Sau đó hãy đeo một đôi găng tay dọn dẹp dùng 1 lần để bảo vệ đôi tay khỏi các hóa chất mạnh.

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh 8.

(Ảnh: Kim Phụng SKHN)

8. Sử dụng một miếng khăn lau cho nhiều bề mặt

Đây là một thói quen xấu mà nhiều người trong chúng ta mắc phải. Việc sử dụng duy nhất một miếng khăn (giẻ) lau cho nhiều bề mặt vô tình sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo - tạo điều kiện cho vi trùng di chuyển tự do khắp nhà của bạn.

Thay vào đó bạn nên chuẩn bị các miếng khăn lau khác nhau cho các bề mặt khác nhau.

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh 9.

(Ảnh: Kim Phụng SKHN)

9. Bỏ quên điều khiển từ xa

Chiếc điều khiển từ xa rất dễ bị bỏ quên khi khử trùng và dọn dẹp vệ sinh trong nhà. Để làm sạch thiết bị điện tử này, đầu tiên bạn cần tháo pin ra sau đó úp và gõ nhẹ điều khiển vào lòng bàn tay để kiểm tra có các mảnh vụn hay bụi bẩn nào rơi vào giữa các phím không.

Tiếp đó, xịt chất khử trùng vào khăn mềm và vệ sinh điều kiển. Lưu ý không xịt trực tiếp chất khử trùng vào các thiết bị này.

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh 10.

(Ảnh: Kim Phụng SKHN)

10. Sử dụng nước xịt khính cho mọi bề mặt

Nước lau kính mặc dù tốt cho các bề mặt như cửa sổ hay gương nhưng đây không phải là nước khử trùng. Để khử trùng bạn cần sử dụng chất khử trùng y tế, ít độc tính và đảm bảo hiệu quả cao nhất.

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh 11.

(Ảnh: Kim Phụng SKHN)

11. Không giặt khăn lau đúng cách

Các khăn lau đã qua sử dụng cần được giặt ngâm trong nước nóng ít nhất 60 độ C để có thể tiêu diệt virus và vi khuẩn bám trên khăn. Nhiệt độ này cũng áp dụng cho quần áo muốn khử trùng.

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh 12.

(Ảnh: Kim Phụng SKHN)

12. Sử dụng khăn ướt cho em bé để khử trùng

Khăn ướt khá phổ biến với nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ. Rất nhiều người có thói quen sử dụng khăn ướt để lau chùi bất cứ thứ gì. Tuy nhiên khăn ướt sử dụng cho trẻ nhỏ không phải là khăn chứa chất khử trùng giúp bạn làm sạch các bề mặt. Chúng đôi khi còn chứa các thành phần dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu da cho em bé (!).

12 lỗi sai khi khử trùng và vệ sinh nhà cửa phòng chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh 13.

(Ảnh: Kim Phụng SKHN)

Tóm lại, để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm ngoài việc vệ sinh và khử trùng nhà cửa đúng cách, người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh và vận động thể chất đầy đủ để nâng cao sức đề kháng. Tiêm phòng vaccine khi đủ điều kiện sức khỏe là cách tốt nhất giúp phòng bệnh tại thời điểm nhiều dịch bệnh như hiện tại.

Nguồn dịch15 Ways You’re Using Disinfectants Wrong


Tác giả: Allen