11 quan niệm sai lầm về bệnh nấm da không phải ai cũng biết

11 quan niệm sai lầm về bệnh nấm da không phải ai cũng biết
Bệnh nấm da không để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng đây là loại bệnh phổ biến. Có nhiều quan niệm sai lầm về nấm da, nếu mắc phải sẽ dẫn đến tình trạng nấm tiến triển nặng nề hơn.

Bệnh nấm da thường tồn tại dai dẳng, khó điều trị dứt điểm vì dễ tái phát. mắc nấm da khiến người bệnh tự ti, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Bài viết này sẽ giúp bạn biết được những quan niệm sai lầm và sự thật về bệnh nấm da.

1. Sự thật nấm da xảy ra có phải do ở bẩn hay không?

Nếu nguyên nhân gây nấm da chỉ vì ở bẩn, trong khi bệnh nấm da lại phổ biến như vậy, thì thật đáng kinh hoàng đúng không?

Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây nấm da như:

Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân lớn nhất gây nấm da là do khí hậu. Khí hậu nóng ẩm trong vành đai nhiệt đới gió mùa của Việt Nam là điều kiện thích hợp cho các loại nấm sinh trưởng. Trong môi trường hơi kiềm có độ pH từ 7 đến 7,2, các loại nấm gây bệnh nấm da phát triển rất nhanh,

Những công việc phải đổ mồ hôi nhiều và thường xuyên, khiến cơ thể luôn ẩm ướt, tạo điều kiện sinh bệnh nấm da. Cho nên người hay ra mồ hôi như người làm nông nghiệp, công nhân, người lao động nặng, vận động viên, ... thường hay bị nấm da đầu, hắc lào hoặc nấm kẽ tay chân…

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân chủ quan sau:

Do chế độ sinh hoạt không khoa học của người bệnh: Người sử dụng thuốc không đúng cách cũng tạo điều kiện cho nấm da phát triển. Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch hoặc phụ nữ bị rối loạn nội tiết, khiến vi nấm có cơ hội gây bệnh.

Người có sở thích mặc quần áo chật chội, bó sát, không thông thoáng  cũng dễ bị nấm da hơn. Việc đổ mồ hôi ẩm ướt, cùng với nhiệt độ cao từ 27 - 35 độ C cũng tạo điều kiện cho nấm sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Khi sử dụng quá nhiều xà phòng: Vi khuẩn gây hại và nấm men sẽ có cơ hội gây bệnh nấm da vì chất tẩy rửa và diệt khuẩn trong xà phòng sẽ tiêu diệt hết những vi khuẩn có lợi làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trên da.

Quan niệm sai lầm và sự thật về nấm da - Ảnh 1.

Nấm da có thể xảy ra do thói quen mặc quần bó sát - Ảnh Internet

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch hoặc phụ nữ bị rối loạn nội tiết, khiến vi nấm có cơ hội gây bệnh.

 2. Nấm da chỉ gây ảnh hưởng đến da

Có lẽ vì tên bệnh “Nấm da” mà nhiều người lầm tưởng bệnh chỉ xuất hiện trên da. Tuy nhiên nấm da còn bao gồm cả da vùng đầu, móng chân và móng tay.

Biểu hiện ở những vùng này cũng khá đặc biệt: Trên da đầu thường thấy là những đám gàu thành mảng xuất hiện nhiều, bệnh nấm da ở móng tay hoặc móng chân thì lại khiến móng dày hơn, móng đổi màu thành vàng hoặc nâu, giòn và dễ gãy hơn; chứ không tạo ra các đốm đỏ hình tròn như trên bề mặt da bình thường.

3. Nấm da chỉ có những triệu chứng tổn thương trên da

Nấm da không đơn thuần chỉ gây những tổn thương trên da.

Biểu hiện triệu chứng nấm da sẽ khác nhau ở một số người. Thậm chí nhiều bệnh nhân nhiễm nấm còn không biết là mình bị nấm, vì không có biểu hiện cụ thể nào dễ thấy, họ cũng không hề cảm thấy khó chịu hay ngứa ngáy, đau đớn trên da. Trong khi đó, nhiều người lại có triệu chứng đốm đỏ không hình dạng bong tróc hoặc có vảy xuất hiện trên da.

Ví dụ, biểu hiện của mắc bệnh hắc lào là có những tổn thương màu đỏ hình tròn trên da, nhưng đôi khi người bệnh chỉ xuất hiện những nốt mụn đỏ trên da, những nốt mụn này rất dễ vỡ khi chạm vào.

Quan niệm sai lầm và sự thật về nấm da - Ảnh 2.

Nấm da không đơn thuần chỉ gây những tổn thương trên da - Ảnh Internet

 4. Bệnh nấm da chỉ xảy ra ở trẻ em

Các em bé dùng tã, bỉm thường xuyên khiến vùng da luôn bị ẩm ướt, không thông thoáng nên hay bị hăm, nấm. Trẻ nhỏ lại có làn da mỏng manh và đề kháng yếu, nên đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nấm da cao nhất là điều dễ hiểu. Nhưng quan niệm nấm da chỉ xảy ra ở trẻ em là sai lầm. Thực tế, bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi.

5. Nấm da không lây nhiễm

Tính lây lan qua môi trường xung quanh khiến ai cũng có thể nhiễm nấm. Vi khuẩn, sợi nấm trên cơ thể người bệnh sẽ phát tán ra môi trường xung quanh. Sau đó, chúng tấn công và ký sinh trên da của người bình thường sau khi họ tiếp xúc với bệnh nhân hoặc bề mặt đồ vật mà bệnh nhân từng tiếp xúc, những người này dễ dàng bị lây bệnh.

Do đó, người thân là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc nấm da cao.

Đối tượng tiếp theo là ở những người thường đến nơi công cộng như phòng tắm hơi, hồ bơi, spa, phòng gym…

Để tránh lây lan cho những người xung quanh, người mắc bệnh nấm da nên sử dụng đồ dùng cá nhân riêng biệt: quần áo, khăn tắm, khăn mặt, ga trải giường...

11 quan niệm sai lầm về bệnh nấm da không phải ai cũng biết - Ảnh 4.

Nấm da không lây nhiễm là quan niệm sai lầm của nhiều người mắc bệnh và người không mắc bệnh chủ quan - Ảnh Internet

 6. Triệu chứng nấm da sẽ xuất hiện ngay sau khi cơ thể nhiễm bệnh

Đối với bệnh nhân bị nấm da ở da đầu, họ thường không thấy dấu hiệu gì bất thường trong 2 tuần đầu nhiễm bệnh.

Đối với bệnh nhân nấm vùng da thông thường, đôi khi trên da chỉ xuất hiện những nốt đỏ gây ngứa sau vài ngày sau tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.

Nguyên nhân do một số loại nấm đặc biệt như nấm tinea có thời gian ủ bệnh lâu dài rồi mới gây ra bệnh nấm da.

7. Bạn không thể lây bệnh nấm da từ vật nuôi

Bạn cần đưa thú cưng đi khám ngay lập tức khi nghi ngờ chúng có dấu hiệu nhiễm nấm. Sau đó hạn chế tiếp xúc với chúng, tốt nhất là cách ly những vật nuôi này vào chuồng để mọi người trong nhà ít tiếp xúc với chúng nhất ở mức tối đa, cho đến khi bệnh nấm

Trên thực tế, người và vật nuôi có thể lây truyền nhiều bệnh cho nhau, trong đó có bệnh nấm da. 

Trong thời gian điều trị này, bạn phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm sau khi chạm vào thú cưng đang mắc bệnh.

8. Da đầu bong tróc chỉ là biểu hiện của gàu chứ không phải bệnh nấm da

Trong thời gian đầu bị nhiễm nấm, da đầu bệnh nhân tiết da nhiều da đầu tiết ra bã nhờn hơn do nấm kích thích. Các tế bào cũng chết đi nhanh hơn tạo ra nhiều gàu hơn. Chưa kể nhiều trường hợp nấm da trên da đầu là loại nấm trắng chứ không phải nấm đỏ thông thường, khiến da đầu dễ đóng vảy, bong tróc giống như gàu.

Quan niệm sai lầm và sự thật về nấm da - Ảnh 5.

Nhiều người lầm tưởng rằng nấm da đầu là do gàu gây ra chứ không phải do nấm - Ảnh Internet

 9. Chỉ có người mắc bệnh nấm da mới cần được điều trị

Ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng bệnh nấm da nào, những người sống chung với bệnh nhân mắc nấm da cũng cần được chữa trị, bởi biết đâu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, họ đã bị lây nấm mà không hay biết.

Những trường hợp này không cần sử dụng thuốc, nên để họ sử dụng loại sữa tắm, dầu gội đặc biệt có khả năng chống nấm là đủ.

10. Thuốc kháng sinh sẽ phát huy hiệu quả khi bạn muốn điều trị nấm da

Bệnh nhân phải sử dụng vài loại thuốc do bác sĩ chỉ định để diệt trừ nấm, vì các loại nấm, vi khuẩn này hoàn toàn “miễn nhiễm” với các loại kháng sinh.

Trên thực tế, các bác sĩ cũng kháng sinh để trị nấm đối với những trường hợp bị nặng nhưng thuốc này gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Bệnh nên được điều trị bằng dạng thoa hoặc dạng uống, với bệnh nhân nấm da da đầu nên sử dụng thêm thuốc chống nấm dạng dầu gội.

Quan niệm sai lầm và sự thật về nấm da - Ảnh 6.

Thuốc kháng sinh thật ra không đem lại hiệu quả điều trị nấm da như mong đợi - Ảnh Internet

 11. Bệnh nấm da có thể tự khỏi hoàn toàn

Ở giai đoạn nhiễm nấm da nhẹ, bệnh nấm da có thể điều trị tại nhà nhiều như: giấm táo, củ nghệ, tỏi, dầu dừa… Bạn có thể nhanh chóng hết bệnh nhưng cũng có thể khiến bệnh diễn biến nhanh hơn vì phương pháp không phù hợp với chứng bệnh đang gặp phải.

Người bị bệnh nấm da hoàn toàn có thể tái phát bệnh. Nguy cơ này thường xảy ra ở móng tay hoặc móng chân.

Việc nhận biết chính xác những sự thật về bệnh nấm da sẽ giúp bạn có thêm tính chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh đúng hướng. Khi phát hiện mình bị nấm da, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để có những phương pháp điều trị triệt để, tránh tình trạng nặng hơn và tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.


Tác giả: Ngọc Điệp