Cuộc sống phát triển nhanh chóng càng khiến con người phải đối mặt với vô vàn áp lực trong học tập, gia đình, công việc,… Điều này giúp ta thấy nặng nề, lo lắng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới nhiều sự rối loạn sức khỏe. Bệnh mất ngủ chính là một rối loạn điển hình.
Để có thể hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ, bài viết dưới đây sẽ chia những điều cơ bản nên biết về bệnh mất ngủ.
Bạn có biết bệnh mất ngủ là gì? (Ảnh: Internet)
Bệnh mất ngủ là tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Điều này tác động xấu tới sức khỏe, tinh thần, và hiệu suất công việc cũng như chất lượng cuộc sống suy giảm. Mất ngủ có thể xuất hiện tạm thời, nhưng có thể kéo dài dai dẳng.
Mất ngủ có hai thể: mất ngủ mãn tính và mất ngủ cấp tính. Mất ngủ mãn tính (dai dẳng) là tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục trong thời gian dài. Trái lại, mất ngủ cấp tính lại liên quan tới các tình trạng lo lắng, stress trong khoảng thời gian ngắn (thường khoản vài ngày hoặc dưới một tháng).
Một người bình thường cần 15 – 20 phút để đi vào giấc ngủ. Quá thời gian trên, giấc ngủ của bạn đã bị ảnh hưởng không tốt.
Một vài biểu hiện của bệnh như: khó ngủ ban đêm, tỉnh dậy quá sớm, tỉnh giấc nhiều lần, mệt mỏi hoặc buồn ngủ ban ngày, trầm cảm, khó tập trung, nhức đầu, tỉnh giấc nhiều lần trong giấc ngủ,…
Nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh mất ngủ (Ảnh: Internet)
Có nhiều nguyên nhẫn dẫn tới bệnh mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ. Tựu chung lại có một vài nguyên nhân chính sau:
- Bệnh lý tâm thần hoặc thay đổi môi trường: căng thẳng, lo âu, căng cơ, rối loạn nhịp thức ngủ, tâm thần phân liệt,…
- Người cơ địa dễ ngạy cảm với mất ngủ hoặc biến cố gây stress: lo âu, ức chế tâm lý, phòng vệ quá mức.
- Môi trường không đảm bảo: quá ồn, quá sáng, nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.
- Yếu tố gia đình: nghiên cứu cho thấy trong gia đình có người mất ngủ thì tỷ lệ mất ngủ của những người khác cao hơn tỷ lệ chung của toàn dân số.
- Thói quen xấu: dùng chất kích thích, sinh hoạt không điều độ.
Để nắm chính xác nguyên nhân của bệnh mất ngủ, thông thường, các bác sĩ sẽ hỏi bảng hỏi để đánh giá chung và thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề tuyến giáp hoặc các vấn đề khác.
Giấc ngủ có vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Thiếu ngủ hay mất ngủ sẽ tác động cả tinh thần lẫn thể chất. Những người thường xuyên mất ngủ sẽ cảm nhận được chất lượng cuộc sống ngày càng thấp hơn so với những người ngủ tốt.
Cụ thể, hệ quả của mất ngủ tới sức khỏe con người nếu diễn ra lâu dài:
- Giảm hiệu suất công việc và học tập.
- Phản ứng chậm lại lúc lái xe hoặc có tai nạn.
- Xuất hiện vấn đề tâm thần như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.
- Tăng nguy cơ mắc chứng thừa cân và béo phì.
- Chức năng hệ thống miễn dịch yếu đi.
- Gia tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tim và bệnh tiểu đường.
Thay đổi thói quen ngủ và giải quyết các nguyên nhân mất ngủ có thể khôi phục giấc ngủ ngon cho nhiều người. Để làm được điều này, chúng ta nên thư giãn trước khi ngủ, tăng thời gian thúc đẩy giấc ngủ, tỉnh táo tập trung vào ban ngày. Nếu các biện pháp này không có tác dụng, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc để thư giãn và ngủ.
Bệnh mất ngủ có nhiều cách chữa trị khác nhau (Ảnh: Internet)
- Tập thói quen ngủ sớm, đúng giờ.
- Tập kỹ thuật thư giãn, kiểm soát hơi thở, nhịp tim, tâm trạng.
- Tập luyện lối sống lạc quan.
- Hạn chế thời gian trên giường.
Tùy vào từng biểu hiện riêng mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân không dùng thuốc trong thời gian dài. Điều này sẽ khiến gan, thận, dạ dày bị ảnh hưởng xấu. Thuốc Tây y phù hợp hơn và có hiệu quả với các bệnh nhân mất ngủ cấp tính trong thời gian ngắn.
Nếu vừa mất ngủ vừa trầm cảm, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần. Thuốc hỗ trợ chức năng giấc ngủ còn chứa thuốc kháng histamine có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và có các tác dụng phụ như khô miện, nhìn mờ và buồn ngủ ban ngày.
Các bài thuốc Đông y hiệu quả với bệnh nhân mất ngủ kinh niên, lâu dài. Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng phải hết sức thận trọng và dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Để có một giấc ngủ về đêm tốt, bệnh nhân cần loại bỏ các lo âu, lo lắng,…trước khi ngủ. Bệnh nhân có thể tự phòng tránh và diều trị mà không cần dùng thuốc theo nhiều cách: Yoga, thiền, bấm huyêt, tập hít vào thở ra, dưỡng sinh, vật lý trị liệu, dưỡng sinh. Các hoạt động thể dục thể thao cũng cần kết hợp tập luyện hàng ngày.
Người mắc bệnh mất ngủ nên ăn gì? (Ảnh: Internet)
Mất ngủ khiến não bộ kém linh hoạt, cơ thể mệt mỏi đi với nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thay vì dùng thuốc, mất ngủ có thể khắc phục bằng cách ăn uống.
Bệnh nhân cần thể bổ sung các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bữa ăn đảm bảo đủ 3 chất thiết yêu: đạm (thịt, cá,…), mỡ (dầu thực vật) và đường (bánh mỹ, gạo,…). Các bữa ăn tối nên dùng trước 4 – 5 tiếng trước khi ngủ. Khi ăn nên hạn chế ăn quá nó và ăn thức ăn dễ tiêu hóa chứa nhiều vitamin. Chú ý, mọi người không nên sử dụng bia rượu và các chất kích thích trước khi ngủ.
Mất ngủ thường xuất hiện với người lớn tuổi (trên 40 tuổi). Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh xuất hiện ở cả người trẻ.
Nói chung, mất ngủ thường xảy ra với các đối tượng:
- Người cao tuổi.
- Người chịu nhiều áp lực cuộc sống.
- Phụ nữ khi mang thai và sau sinh.
- Phụ nữ trong thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Người sử dụng đồ công nghệ (máy tính, laptop, điện thoại di động,…) nhiều giờ liền trước khi ngủ.
Với phụ nữ sau sinh, đặc biệt là trong những tháng đầu cần ngủ khoảng 8 – 10 tiếng/ngày để tránh mất sữa. Ngủ là hình thức thư giãn toàn bộ cơ thể nên cần tạo điều kiện cho người mẹ nghỉ ngơi ở một chỗ yên tĩnh, không phải suy nghĩ, lo lắng quá nhiều.
Nhiều nguyên nhân khác gây mất ngủ sau sinh như: tâm lý bất ổn, lo lắng ngủ quên cho con ăn, tác động bên ngoài, thiếu sự quan tâm từ người thân. Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh.
Để phòng tránh và điều trị bệnh mất ngủ, các mẹ nên chia sẻ công việc với chồng, tránh ngủ giấc ngắn, tăng cường vận động nhẹ nhàng, bổ sung thực phẩm dễ ngủ như nước tâm sen, hạt sen, cháo ý dĩ,..Các mẹ cũng nên hạn chế thuốc vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Trường hợp quá nặng, các mẹ cần phải gặp bác sĩ ngay để điều trị.
Quỹ giấc ngủ Quốc gia (NSF) đăng trên Tạp chí Sức khỏe giấc ngủ khuyến nghị cung số giờ ngủ của mỗi nhóm tuổi như sau:
- Từ 0 – 2 tuổi: 11 – 17 giờ/ngày.
- Từ 3 – 13 tuổi: 8 – 13 giờ mỗi ngày.
- Từ 18 – 64 tuổi: 7 – 10 giờ/mỗi ngày.
- Trên 65 tuổi: 7 – 8 giờ/ngày.
Với trường hợp mất ngủ lâu dài vì căng thẳng, lo âu, người bệnh nên tới các trung tâm dưới đây để thăm khám:
- Khoa Tâm thần kinh - Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
- Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai.
- Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai.
- Khoa Nội thần kinh (AM4)- Bệnh viện 103.
- Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện 108.