11 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa đường

11 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa đường
Cơ thể dư thừa đường là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh nguy hiểm. Vậy cơ thể thừa đường có thể được phát hiện nhờ các biểu hiện nào?

Cơ thể thừa đường có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ như thế nào? Làm thế nào để phát hiện lượng đường trong cơ thể đang vượt mức báo động? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây bạn nhé

1. Xuất hiện các vấn đề về da liễu

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài cho protein trên da, collagen và elastin. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nếp nhăn và tình trạng lão hóa sớm. Cơ thể thừa đường cũng góp phần làm mất cân bằng nội tiết tố nữ và gây nổi mụn dọc quai hàm.

Đường là thực phẩm yêu thích của các loại vi khuẩn đường ruột nhưng lại là kẻ thù của nấm men. Cơ thể thừa đường sẽ khiến hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng và gây ra hiện tượng viêm. Đây đều là những tác nhân gây ra các căn bệnh về da liễu, đặc biệt là bệnh chàm.

2. Gây thèm ăn liên tục

Cơ thể thừa đường sẽ ngăn chặn đường truyền của glucose vào tế bào. Kết quả là cơ thể sẽ luôn cảm thấy đói do không nhận được nguồn năng lượng cần thiết. Ngoài ra, thực phẩm có đường còn kích hoạt việc giải phóng dopamine, tương tự như tác dụng của thuốc gây nghiện. Do đó, càng sử dụng nhiều loại thực phẩm chứa đường sẽ càng làm tăng cảm giác thèm ăn.

3. Khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn

Lượng đường cao là nguyên nhân khiến thận làm việc quá sức và không thể tái hấp thu chất lỏng. Do đó, nồng độ glucose trong cơ thể sẽ tăng cao vì luôn phải cố gắng cân bằng nồng độ glucose trong máu và tế bào, hòa tan máu với dịch nội bào. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên hơn.

4. Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng

Khi thừa đường, cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Do đó, việc sử dụng năng lượng sẽ không hiệu quả, các tế bào cũng không nhận được nhiên liệu cần thiết. Điều này sẽ khiến cho cơ thể luôn cảm thấy, thiếu năng lượng, mệt mỏi mà không có lý do.

5. Khiến các vết thương khó lành hơn

Việc cơ thể dư thừa đường có thể làm chậm quá trình hồi phục của các vết thương hở. Đây cũng là nguyên nhân khiến tuần hoàn máu xấu và tình trạng thiếu dinh dưỡng ở các mô.

6. Hệ thống miễn dịch suy yếu

70% hệ thống miễn dịch của cơ thể nằm trong ruột và được hỗ trợ bởi các vi khuẩn đường ruột có lợi. Việc cơ thể thừa đường là một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng của vi khuẩn trong ruột. Đồng thời, đây cũng là tác nhân khiến hệ thống miễn dịch suy yếu.

7. Gây ra tình trạng mất ngủ

Ăn nhiều đồ ngọt trước khi đi ngủ là nguyên nhân của tình trạng khó ngủ. Do đó, nếu muốn ăn nhẹ, bạn nên ăn trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ đồng hồ.

8. Gây ra các căn bệnh truyền nhiễm

Lượng đường trong máu cao là tác nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) và nhiễm nấm men. Vấn đề này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, với cả nam và nữ.

9. Cơ thể thừa đường gây sâu răng

Việc sử dụng quá nhiều thức ăn chứa đường là một trong những nguyên nhân gây sâu răng phổ biến. Lượng đường còn sót lại sẽ len lỏi vào các kẽ răng và gây ảnh hưởng đến tuỷ, men răng.

10. Cơ thể thừa đường gây tăng cân

Cơ thể thừa đường có thể khiến glucose dư thừa và tích tụ. Glucose không được sử dụng sẽ được dự trữ ở các bộ phận như gan, cơ bắp và gây tăng cân.

11. Ảnh hưởng đến vị giác

Việc liên tục sử dụng các loại thực phẩm chứa đường có thể khiến vị giác bị ảnh hưởng. Cụ thể, lượng đường quá mức sẽ khiến cho khả năng chịu đựng vị giác tăng lên. Đây cũng là lý do tại sao bạn luôn có cảm giác thèm ngọt và cần nhiều đường hơn để thỏa mãn cơn thèm ngọt.

Cơ thể thừa đường không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những vấn đề về sức khoẻ. Vì vậy, nếu phát hiện những dấu hiệu trên, hãy điều chỉnh khẩu phần ăn của mình ngay nhé!


Tác giả: Thùy Dung