1010 điều bệnh nhân COPD cần nhớ để phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính

1010 điều bệnh nhân COPD cần nhớ để phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính
Mặc dù không có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính bằng cách thiết lập lại lối sống lành mạnh.

Phổi tắc nghẽn mãn tính (CODP) là căn bệnh khiến phổi bị rối loạn dẫn đến tắc nghẽn đường thở của người bệnh. Hầu hết người mắc bệnh này thường đối diện với tình trạng khó thở.

Ở Mỹ, căn bệnh này ảnh hưởng đến gần 30 triệu người và khoảng một nửa trong số đó gặp những triệu chứng của phổi tắc nghẽn mãn tính mà không hề biết bản thân mắc bệnh. Vì vậy các phương án phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính cũng chưa chủ động.

Các triệu chứng đơn thuần của CODP thường là ho dai dẳng, giảm khả năng vận động, cảm giác hụt hơi, thường xuyên nhiễm trùng đường hô hấp.

>> Một số dấu hiệu chứng tỏ bệnh COPD đang tiến triển nặng hơn

Ngoài ra, có khá nhiều biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này phải kể đến như các vấn đề về tim mạch, đau tim, huyết áp cao trong động mạch phổi, ung thư phổi, tiểu đường và các vấn đề về tâm lý khác.

1. Chẩn đoán sớm giúp phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính

1.1. Chẩn đoán phát hiện bệnh COPD

Đi liền với việc hình thành lối sống lành mạnh thì việc chẩn đoán sớm tình trạng bệnh được coi là chìa khó giúp phòng ngừa biến chứng do COPD đem đến cho cơ thể bạn.

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó thở, thở khò khè kèm với ho liên tục thì không nên chủ quan, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu có. Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng nhẹ càng giảm thiểu được các biến chứng do bệnh gây nên.

Để chẩn đoán phát hiện sớm COPD hay các biến chứng của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp chẩn đoán sau, đọc thêm TẠI ĐÂY.

Phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào? - Ảnh 1.

Hầu hết người mắc bệnh này thường đối diện với tình trạng khó thở - Ảnh: Medicalnewstoday

1.2. Lập kế hoạch phòng ngừa biến chứng bệnh

Khi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng khó thở ngày càng nặng; kèm theo đó các các biểu hiện tức ngực, thở khò khè, đờm nhiều. Sau cùng, bạn có thể sẽ gặp tất cả các triệu chứng kể trên cùng với chán ăn, mệt mỏi và sụt cân.

Được chẩn đoán càng sớm thì hi vọng phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính càng cao. Sau khi nhận được chẩn đoán, bạn cần thay đổi lối sống và thiết lập kế hoạch "đối phó" với căn bệnh này một cách chi tiết.

Cần trao đổi với bác sĩ điều trị về phương án điều trị với thuốc giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Sau đó, bạn luôn có kế hoạch đối phó với COPD khi bệnh bùng phát, tránh những nguy cơ xấu xảy ra với cơ thể.

Tuy nhiên, điều tiên quyết là bạn cần hướng đến một lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe cho bản thân.

Phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào? - Ảnh 2.

Chẩn đoán sớm giúp phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh: Healthline

2. Thay đổi lối sống phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính

2.1. Bỏ thuốc lá

Không giống như một số bệnh, COPD thường có nguyên nhân và cách phòng ngừa rõ ràng; đồng thời cũng có nhiều cách để làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có liên quan trực tiếp đến thuốc lá. Vậy cách tốt nhất và được xem là hiệu quả cho việc phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính chính là nói không với thuốc lá; ngừng hút ngay lập tức hoặc rời xa môi trường thường xuyên có khói thuốc.

Nếu bệnh nhân COPD là người hút thuốc lâu năm thì việc bỏ thuốc lá ngay lập tức dường như không hề đơn giản, đặc biệt nếu bạn đã thử bỏ thuốc một vài lần trước đó mà không thành công. Lúc này, điều quan trọng giúp ích cho bạn chính là tìm được phương pháp giúp bạn có thể cai được thuốc là hiệu quả. Vậy làm sao để bạn có thể vượt qua cơn thèm thuốc lá?

Và một điều bạn nên biết đó chính là bỏ thuốc lá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim cũng như ung thư phổi.

2.2. Tránh xa môi trường khói, bụi và hóa chất

Công việc hàng ngày của bạn thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi hóa chất cũng là nguyên nhân gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào? - Ảnh 3.

Cần có phương tiện bảo hộ đường hô hấp tránh khỏi khói bụi, hóa chất độc hại - Ảnh: Edcmag

Nếu bạn đang phải làm việc với các loại chất gây kích thích phổi kể trên, hãy thay đổi môi trường làm việc sớm nhất. Hoặc bạn cũng có thể nói chuyện với cấp trên để tìm ra phương án bảo vệ cơ thể hữu ích, chẳng hạn như sử dụng thiết bị chuyên dụng để bảo vệ đường hô hấp.

2.3. Tiêm phòng cúm hàng năm

Khi mắc bệnh COPD, cơ thể bạn sẽ rất dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi. Vì vậy để phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính, bạn cần có kế hoạch tiêm ngừa các bệnh liên quan đến nhiễm trùng hô hấp.

Tiêm phòng cúm hàng năm và các chủng ngừa chống lại nên bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra để ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến bệnh nhiễm trùng.

2.4. Tập thể dục đều đặn

Mặc dù bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể nào được chữa khỏi dứt điểm nhưng tập thể dục đã được chứng minh có ích cho việc cải thiện cuộc sống của người mắc bệnh. Rèn luyện thể thao giúp bạn cải thiện tâm trạng và nhịp thở.

Hầu hết người bị COPD đều cảm thấy khó thở, điều này sẽ khiến bạn khó khăn trong việc hoàn thành các công việc hàng ngày cũng như tham gia các hoạt động thể chất. Nếu không tập thể dục, cơ bắp của bạn sẽ dần yếu đi. Kéo theo đó là tim và phổi sẽ giảm sức chịu đựng khi cơ thể hoạt động.

Phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào? - Ảnh 4.

Luyện tập giúp phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh: Wehale.life

Để chống lại biến chứng về tim và phổi, bạn phải giữ được chế độ luyện tập đều đặn. Bạn có thể thực hiện chậm và nhẹ nhàng cho đến khi hình thành được thói quen vận động cũng như sức bền bỉ được tốt hơn.

Các bài tập phục hồi chức năng phổi sẽ có ích cho việc tìm kiếm các vận động giúp cải thiện khả năng chịu đựng của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các vận động phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Nếu bạn đang sử dụng oxy hỗ trợ, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án tốt nhất giúp bạn tập thể dục ngay khi dùng oxy. Bạn cũng cần nhẹ nhàng để điều chỉnh tốc độ dòng oxy phù hợp với các loại vận động của mình.

Các bài tập thường được các bác sĩ khuyến nghị để người bệnh phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính thường là: đi bộ nhẹ nhàng, bài tập đứng lên ngồi xuống, đạp xe đạp trong phòng tập, tập tạ tay hoặc tập hít thở.

Khi luyện tập thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận được nhiều thay đổi tích cực đối với cơ thể như sức mạnh cơ bắp tăng cường, cải thiện lưu thông máu, cải thiện nhịp thở, giảm đau khớp, giảm căng thẳng và cơ thể tăng cường độ dẻo dai.

Khi đã luyện tập thường xuyên và hình thành được thói quen, bạn có thể điều chỉnh tăng dần thời gian và sức chịu đựng khi luyện tập. Mỗi ngày luyện tập nhiều hơn một chút sẽ giúp bạn tăng cường sức bền và cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như giảm thiểu nguy cơ biến chứng do bệnh COPD gây ra.

Nguồn dịch:

1. https://www.healthline.com/health/copd/can-copd-be-reversed

2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/copd/symptoms-causes/syc-20353679


Tác giả: Tiểu Quyên