Mặc dù té ngã thường xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi và dưới đây là những thông tin về việc tại sao người già hay bị té ngã, nhưng cả bạn và gia đình đều có thể thực hiện các bước dưới đây để giảm thiểu rủi ro té ngã không đáng có.
Bên cạnh đó, trả lời bài Đánh giá nguy cơ ngã bằng bộ câu hỏi Stratify sẽ giúp dự phòng tốt hơn cho ông bà, cha mẹ.
Bộ câu hỏi Stratify là công cụ để đánh giá nguy cơ ngã CẦN PHẢI NHẬP VIỆN. Tổng điểm sau khi thực hiện đánh giá được sử dụng để dự đoán các lần ngã trong tương lai của người thực hiện sàng lọc, nhưng điều quan trọng là xác định các yếu tố rủi ro bằng cách sử dụng thang đo và sau đó lập kế hoạch chăm sóc để giải quyết các yếu tố rủi ro đó. Ngoài bài đánh giá trên, người cao tuổi cần được kết hợp thăm khám lâm sàng và xem xét các loại thuốc đang sử dụng.
Nếu người cao tuổi có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây thì sẽ có khả năng bị té ngã nhiều lần. Các yếu tố rủi ro này bao gồm:
- Từng có tiền sử hoặc đang bị suy giảm chức năng vận động như mắc các bệnh cơ xương khớp, thoái hoá khớp, sự suy giảm mật độ xương gây loãng xương, biến dạng khớp do biến chứng các bệnh lý như tiểu đường,...
Xem thêm:
+ Tiểu đường ở người già và những điều cần biết để giảm nguy cơ biến chứng
+ Điểm danh 5 cách phòng bệnh tim mạch ở người già hiệu quả
- Đang sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi lại như khung tập đi, gậy chống, nạng,...
- Môi trường di chuyển kém sáng, lộn xộn
- Gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng
- Mắt kém, thính lực suy giảm do lão hoá hoặc bệnh lý
- Giảm khả năng nhận thức do tuổi tác, bệnh lý thần kinh như Parkinson, thiếu máu lên não,...
Ngoài các yếu tố liên quan tới môi trường và sức khoẻ kể trên thì một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ té ngã chẳng hạn như thuốc hướng tâm thần, thuốc an thần khiến hoạt động giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng do phản xạ giảm.
Buồn ngủ do dùng thuốc an thần cũng có thể khiến rủi ro té ngã cao hơn. Các thuốc chống loạn thần hay thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây ra các tác dụng phụ tương tự.
Một số người lớn tuổi gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc tim mạch như mờ mắt, suy giảm nhận thức (thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu) có thể khiến họ dễ vấp ngã hơn do huyết áp tăng, chóng mặt,...
Như đã nói ở trên, có nhiều nguyên nhân khiến người già dễ bị té ngã và có những yếu tố rủi ro có thể ngăn chặn được. Bao gồm:
Hầu hết các trường hợp người già bị té ngã thường xảy ra ở nhà, nên việc tạo ra một môi trường an toàn trong nhà khi có người lớn tuổi là một trong những biện pháp ngăn chặn té ngã xảy ra hiệu quả nhất. Những thành tố cần chú ý bao gồm:
- Loại bỏ các chướng ngại cản trở tầm nhìn, di chuyển rõ ràng
- Sửa chữa lại hành lang, lối đi trong nhà thiếu sáng, hư hỏng
- Sử dụng thảm, lát sàn chống trơn trượt trong các khu vực sinh hoạt của người cao tuổi như nhà tắm, phòng khách, phòng ngủ,...
- Thêm các loại tay vịn ở phòng tắm, nhà vệ sinh, cầu thang hay bất kì khu vực nào có sự thay đổi về độ dốc.
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ té ngã ở người già nhờ khả năng cải thiện dáng đi, tăng sức mạnh cơ và khả năng giữ thăng bằng. Những bài tập này đã được chứng minh là có tác động tích cực tới nguy cơ té ngã và các chấn thương có liên quan tới ngã.
Bạn có thể tham khảo các bài tập nhẹ nhàng như Thái Cực Quyền, đi bộ,... Hoặc liên hệ với chuyên gia để xây dựng một bài tập phù hợp với thể trạng của người lớn tuổi.
Đau chân, đi chân trần, đi tất hay đi dép không vừa vặn có thể gây nguy hiểm cho việc di chuyển của người cao tuổi. Vì thế hãy lựa chọn các loại giày dép có khả năng chống trơn trượt và vừa vặn với khuôn chân để giảm nguy cơ té ngã.
Suy giảm thị lực gây ra những khó khăn trong việc đánh giá khoảng cách, nhận biết bề mặt trơn trượt ở người cao tuổi. Do vậy, nếu người già trong gia đình đang gặp vấn đề về suy giảm thị lực thì cần được hỗ trợ để giúp ngăn ngừa té ngã.
Một trong những bệnh lý phổ biến gây suy giảm thị lực ở người lớn tuổi là đục thuỷ tinh thể, bạn có thể tìm hiểu thêm trong Đục thuỷ tinh thể ở người già và những điều cần biết.
Với người cao tuổi có bệnh lý nền đang sử dụng thuốc điều trị có tác dụng phụ ảnh hưởng tới xương khớp, thị lực cần trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc thay thế hoặc có các phương pháp giảm nhẹ tác dụng phụ để giảm thiểu rủi ro té ngã phải nhập viện.
Tóm lại, té ngã ở người già thường xuyên xảy ra và gây ra nhiều hệ luỵ nguy hiểm. Người nhà cần đánh giá nguy cơ và giúp giảm thiểu các rủi ro này. Nếu người cao tuổi bị té ngã - tốt nhất hãy tìm đến sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp tại các cơ sở y tế, nhất là với chấn thương té ngã bị đập đầu có thể dẫn tới chấn thương sọ não cực kì nguy hiểm.
Nguồn dịch: https://www.webmd.com/healthy-aging/why-do-older-adults-have-more-falls#1