Rậm lông là hiện tượng lông tóc trên cơ thể phụ nữ mọc nhiều hơn bình thường ở những vị trí giống nam giới. Rậm lông khiến cho nhiều chị em phụ nữ có tâm lý mặc cảm, cảm thấy tự ti và chán nản vì ngoại hình "ít nữ tính" của mình.
Nếu bạn đã thử đủ mọi cách nhằm "quét sạch" đám lông rậm rạp nhưng chúng vẫn mọc trở lại thì có thể là do bạn chưa hiểu về nguyên nhân rậm lông của mình là do đâu. Từ đó dẫn tới biện pháp đối phó không phù hợp. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân rậm lông ở phụ nữ là gì.
Có một sự thật là một số nhóm dân tộc sẽ có lông tóc "rậm rạp" hơn các nhóm dân tộc khác một cách tự nhiên. Chẳng hạn như dân cư vùng Địa Trung Hải hoặc những người có màu da tối thường sẽ có nhiều lông hơn, đặc biệt là ria mép và râu quai nón.
Những người có màu da tối thường sẽ có nhiều lông hơn. (Ảnh: Internet)
Mất cân bằng hormone là một trong những nguyên nhân rậm lông ở phụ nữ hàng đầu. Theo trường đại học tại Trung tâm Y tế Maryland, có khoảng một nửa số trường hợp mắc chứng rậm lông có nguyên nhân là do lượng hormone sinh dục nam (androgen hoặc testosteron) cao.
Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, một nguyên nhân rậm lông khác cũng phổ biến không kém là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường sẽ có nhiều lông trên mặt hoặc trên cơ thể bởi đây là tình trạng bệnh khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone androgen.
Kể cả khi lượng hormone trong cơ thể bạn được giữ ở mức cân bằng thì tình trạng cân bằng này cũng không thể kéo dài mãi mãi. Theo Hiệp hội về Sức khỏe sinh sản Mỹ (ASRM), khi lượng estrogen giảm xuống trong giai đoạn mãn kinh thì lượng androgen có thể sẽ gây ra những phản ứng phụ, ví dụ như việc rậm lông.
Mãn kinh cũng là nguyên nhân gây rậm lông. (Ảnh: Internet)
Khoảng một nửa số phụ nữ sẽ phải trải qua những thay đổi về sự phát triển lông tóc trong suốt giai đoạn mãn kinh, bao gồm việc bong da đầu, mọc lông ở những vị trí không mong muốn, ví dụ như ở môi trên hoặc cằm.
Tình trạng mọc lông có thể nhẹ (vài sợi lông) nhưng cũng có thể sẽ rất rậm rạp. Lông mới mọc có thể sẽ mềm, nhưng cũng có thể sẽ rất dày và đậm màu.
Một nguyên nhân rậm lông đáng chú ý là do tuyến thượng thận tăng hoạt động. Nếu lông tóc của bạn bỗng dưng mọc dày quá mức, hãy đến găp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra xem liệu có phải bạn bị rối loạn chức năng tuyến thượng thận hay không.
Trong bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh, bạn sẽ bị thiếu một loại enzyme giúp sản xuất ra cortisol. Hậu quả là cortisol không thể được sản xuất ra và thay vào đó, tiền chất tạo ra cortisol sẽ được chuyển hóa thành androgen dẫn đến tình trạng "lông lá" mọc quá mức.
Nguyên nhân rậm lông là do tăng cân? Nghe thì thấy có vẻ chẳng liên quan nhưng sự thật sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại đấy nhé. Thừa cân cũng là một nguyên nhân làm tăng lượng testosterone và dẫn đến tình trạng lông mọc ngoài ý muốn.
Thừa cân cũng là một nguyên nhân làm rậm lông. (Ảnh: Internet)
Béo phì sẽ làm thay đổi cách cơ thể bạn sản xuất và xử lý các hormone. Khi lượng insulin trong cơ thể tăng cao sẽ kích thích sản sinh ra các hormone nam giới.
Nếu các nguyên nhân như mất cân bằng hormone, tuyến thượng thận tăng hoạt động không phải là vấn đề của bạn thì có thể, nguyên nhân rậm lông của bạn chỉ đơn giản là do bạn sở hữu nang lông nhạy cảm.
Các thụ thể androgen tại các nang lông của bạn có thể sẽ rất nhạy cảm với bất kỳ lượng androgen thông thường nào lưu thông trong dòng máu. Do vậy, kể cả khi lượng testosterone của bạn ở mức bình thường, các nang lông vẫn sẽ phản ứng quá mức với chúng.
Cũng giống với các tình trạng thay đổi hormone khác trong cuộc đời người phụ nữ, khi đang mang thai bạn có thể sẽ bị mọc lông nhiều hơn bình thường. Trong suốt quá trình mang thai, hormone được gia tăng và sẽ khiến lông, tóc của bạn dày hơn, mọc nhanh hơn và sậm màu hơn. Sau khi sinh, lượng lông tóc trên cơ thể sẽ trở về mức bình thường.
Lông cũng có thể sẽ mọc ở mặt, vú và đùi. (Ảnh: Internet)
Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở da đầu mà còn có thể xảy ra trên toàn cơ thể. Trong đó vùng bụng là vị trí mọc lông phổ biến trong giai đoạn mang thai. Ngoài ra, lông cũng có thể sẽ mọc ở mặt, vú và đùi.
Nếu bạn đang sử dụng steroid, ví dụ như prednisone hoặc danazol để điều trị tình trạng lạc nội mạc tử cung, thì tình trạng rậm lông có thể là một tác dụng phụ của thuốc do những loại thuốc này có chiết xuất từ androgen.
Rậm lông có thể là một tác dụng phụ của thuốc. (Ảnh: Internet)
Một loại thuốc khác là Rogaine (minoxidil) dùng để điều trị rụng tóc cũng có thể sẽ có tác dụng kích thích lông và tóc mọc ở những vị trí không mong muốn trên cơ thể. Thuốc điều trị rối loạn miễn dịch Cyclosporine và một số thuốc chống co giật cũng có khả năng khiến lông tóc mọc rậm rạp hơn.
Các bệnh về tuyến giáp cũng gây ra tình trạng lông tóc phát triển quá mức. Tuy vậy, rậm lông do các vấn đề về tuyến giáp không giống với tình trạng rậm lông giống nam giới (do thừa androgen).
Các rối loạn về tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ có lông rậm hơn ở các vị trí bất thường, các vị trí mà cả nam và nữ đều rất ít khi mọc lông ở đó.
Ảnh: Internet
Cạo lông không làm ảnh hưởng đến các nang lông dưới da bởi nó chỉ loại bỏ phần lông mọc trên bề mặt da. (Ảnh: Internet)
Chắn hẳn là bạn đã từng nghe về lời đồn thổi nếu cạo lông thì lông mọc lại sẽ nhanh hơn và rậm hơn? Thật ra lời đồn này không hẳn đúng. Thực chất cạo lông không làm ảnh hưởng đến các nang lông dưới da bởi nó chỉ loại bỏ phần lông mọc trên bề mặt da.
Tuy nhiên, nhổ lông quá mức lại là nguyên nhân rậm lông "tiềm ẩn" đấy nhé. Nếu bạn nhổ lông khỏi nang lông thì lông có thể sẽ mọc lại dày và rậm hơn. Lí do là vì khi dùng biện pháp nhổ chính là bạn đang kích thích lông mọc trở lại. Nhổ lông có thể sẽ gây tổn thương các nang lông và phản ứng của cơ thể sẽ là khiến cho lông mọc rậm hơn một chút.