Mangan cần thiết cho hoạt động bình thường của não, hệ thần kinh và trong nhiều enzyme của cơ thể. Mặc dù cơ thể đã dự trữ khoảng 20mg mangan trong thận, gan, tuyến tụy và xương nhưng bạn vẫn phải bổ sung nó qua chế độ ăn uống hằng ngày.
Mangan được coi là một chất dinh dưỡng thiết yếu và có thể được tìm thấy trong hạt và ngũ cốc nguyên hạt, hay một lượng nhỏ mangan được tìm thấy trong các loại đậu, đậu, hạt, rau xanh và trà. Dưới đây là những vai trò của mangan trong cơ thể chúng ta.
Mangan rất cần thiết cho sự phát triển của xương, giúp xương luôn được chắc khỏe. Khi kết hợp với các chất dinh dưỡng như canxi, kẽm và đồng, mangan giúp ngăn ngừa loãng xương. Điều này đặc biệt quan trọng ở người lớn tuổi.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 50% phụ nữ sau mãn kinh và 25% nam giới từ 50 tuổi trở lên gặp những vấn đề liên quan đến loãng xương. Ngoài ra, vai trò của mangan khi kết hợp với canxi, kẽm và đồng có thể giúp giảm mất xương cột sống ở phụ nữ lớn tuổi.
Vai trò của mangan còn được tìm thấy trong việc nó có thể giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Mangan là một phần của enzyme chống oxy hóa superoxide effutase (SOD), được cho là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất trong cơ thể.
Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do, đó là các phân tử có thể gây tổn hại cho các tế bào trong cơ thể bạn (các gốc tự do được cho là góp phần gây lão hóa, bệnh tim và một số bệnh ung thư). SOD đặc biệt giúp chống lại các tác động tiêu cực của các gốc tự do bằng cách chuyển đổi superoxide - một trong những gốc tự do nguy hiểm nhất - thành các phân tử nhỏ hơn sẽ không làm tổn thương các tế bào.
Trong một nghiên cứu ở 42 người đàn ông, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng mức SOD thấp và tình trạng chống oxy hóa kém là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Do mangan là một phần của chất chống oxy hóa superoxide effutase (SOD), nên vai trò của mangan còn giúp giảm viêm. Nghiên cứu cho thấy SOD rất hữu ích trong việc trị liệu cho các rối loạn viêm.
Bên cạnh đó, kết hợp mangan với glucosamine và chondroitin có thể làm giảm đau xương khớp. Viêm màng hoạt dịch, là tình trạng viêm màng bên trong khớp, là nguyên nhân chính của viêm xương khớp. Trong đó, viêm xương khớp được coi là nguyên nhân dẫn đến mất sụn và đau khớp.
Trong một nghiên cứu ở 93 người bị viêm xương khớp, 52% đã cho rằng họ đã cải thiện triệu chứng sau 4-6 tháng dùng bổ sung mangan, glucosamine và chondroitin.
Vai trò của mangan còn quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nồng độ mangan trong máu thấp hơn. Mangan tập trung nhiều ở tuyến tụy. Nó liên quan đến việc sản xuất insulin, loại bỏ đường trong máu của bạn.
Do đó, mangan có thể góp phần vào việc tiết insulin thích hợp và giúp ổn định lượng đường trong máu.
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây động kinh ở những người trên 35 tuổi. Nguyên nhân gây ra chủ yếu do lưu lượng máu đến não bị giảm. Khi đó, vai trò của mangan được biết đến như một thuốc giãn mạch, có nghĩa là nó giúp mở rộng các tĩnh mạch để mang máu đến não một cách hiệu quả.
Hàm lượng mangan đầy đủ trong cơ thể bạn có thể giúp tăng lưu lượng máu và giảm nguy cơ mắc một số bệnh như đột quỵ.
Mangan giúp kích hoạt nhiều enzyme trong quá trình trao đổi chất và đóng vai trò trong nhiều phản ứng hóa học trong của cơ thể. Nó giúp tiêu hóa và sử dụng protein, axit amin, cũng như chuyển hóa cholesterol và carbohydrate. Mangan cũng giúp cơ thể bạn sử dụng một số vitamin, chẳng hạn như choline, thiamine, và vitamin C và E, và đảm bảo chức năng gan thích hợp.
Ngoài ra, vai trò của mangan còn giúp hỗ trợ trong việc phát triển , sinh sản, sản xuất năng lượng, đáp ứng miễn dịch và điều hòa hoạt động của não.
Nhiều phụ nữ mắc một số triệu chứng như lo lắng, chuột rút, đau đớn, thay đổi tâm trạng và thậm chí trầm cảm trong một thời điểm nào đó. Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng mangan và canxi kết hợp có thể giúp cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Một nghiên cứu nhỏ ở 10 phụ nữ cho thấy những người có lượng mangan trong máu thấp trải qua nhiều cơn đau và các triệu chứng liên quan đến tâm trạng trong thời kỳ tiền kinh nguyệt nhiều hơn (dù họ có cung cấp đủ canxi).
Mangan rất cần thiết cho chức năng não khỏe mạnh và thường được sử dụng để giúp điều trị các rối loạn thần kinh cụ thể. Mangan có trong chất chống oxy hóa superoxide effutase (SOD), giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do có thể làm hỏng các tế bào não.
Ngoài ra, mangan có thể liên kết với các chất dẫn truyền thần kinh và kích thích sự di chuyển nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn của các xung điện trên khắp cơ thể bạn. Do đó, chức năng não có thể được cải thiện.
Mangan là một yếu tố cần thiết cho các loại enzyme khác nhau, có nghĩa là nó giúp các enzyme này hoạt động tốt trong cơ thể bạn. Mangan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất thyroxine.
Thyroxine là một hormone quan trọng đối với chức năng bình thường của tuyến giáp, giúp bạn duy trì cân nặng, trao đổi chất cũng như kích thích thèm ăn.
Vai trò của mangan còn thể hiện ở việc nó giúp chữa lành các vết thương khi đóng vai trò trong sản xuất collagen. Mangan là chất cần thiết để sản xuất axit amin proline,có vai trò quan trọng cho sự hình thành collagen giúp chữa lành vết thương trong các tế bào da người. Nghiên cứu ban đầu cho thấy sử dụng mangan, canxi và kẽm để chữa trị vết thương mãn tính trong 12 tuần giúp cải thiện tình trạng tốt hơn rất nhiều.
Tuy chỉ có hàm lượng nhỏ trong cơ thể, nhưng vai trò của mangan rất quan trọng. Chúng ta nên có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất cần thiết trong bữa ăn hằng ngày để cung cấp đủ hàm lượng mangan cần có. Không nên để cơ thể bị thiếu hụt hay có quá nhiều lượng mangan trong cơ thể. Nhiều người cho rằng vai trò của mangan quan trọng nên bổ sung nhiều dẫn đến quá liều, khiến cơ thể nguy hiểm.
Trong trường hợp nếu bị thiếu hoặc thừa nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn tốt nhất với thể trạng của mình.
Nguồn: https://www.healthline.com/nutrition/manganese-benefits#section10