10 thực phẩm bổ sung lợi khuẩn tốt nhất

10 thực phẩm bổ sung lợi khuẩn tốt nhất
Việc sử dụng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn rất được chú trọng trên toàn thế giới. Trong đó, mỗi quốc gia sẽ óc những loại thực phẩm truyền thống riêng để tăng cường vi khuẩn có ích cho cơ thể.

Lợi khuẩn hay còn gọi là Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe. Các vi khuẩn này thường là những loại có lợi phục vụ cho một số các chức năng bên trong cơ thể.

Lợi khuẩn không chỉ có tác dụng tới cơ thể mà còn có nhiều tác dụng tới bộ não, giúp cơ thể cải thiện được sức khỏe của hệ tiêu hóa, hay giúp giảm trầm cảm và giúp thúc đẩy hệ tim mạch khỏe mạnh.

Có một số nghiên cứu đã cho thấy lợi khuẩn cũng có tác dụng làm đẹp da. Chúng không chỉ được bổ sung thông qua các loại thực phẩm chức năng mà còn có trong một số loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn.

1. Sữa chua

Đây là một trong những nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào cho cơ thể. Sữa chua được chế biến từ sữa lên men, có chứa rất nhiều loại lợi khuẩn tác động đến quá trình sản sinh ra axit lactic và bifidobacteria.

Việc ăn sữa chua hàng ngày sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Chúng giúp cải thiện sức khỏe của xương cũng như tốt cho người bị tăng huyết áp.

Ở trẻ em khi mắc các hiện tượng như tiêu chảy do sử dụng kháng sinh hay hội chứng ruột kích thích thì sử dụng sữa chua cũng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng này. Bên cạnh đó sữa chua cũng có tác động tốt đối với các trường hợp không dung nạp được lactose.

2. Sauerkraut / Bắp cải lên men

Sauerkraut là món bắp cải thái nhỏ được ủ lên men bởi vi khuẩn axit lactic. Nó là một trong những món ăn truyền thống có lịch sử lâu đời nhất và được xếp vào nhóm thực phẩm bổ sung lợi khuẩn.

Món ăn có vị mặn và hơi chua. Khi sử dụng sẽ được dùng kèm cùng với xúc xích và một số các món ăn phụ khác. Bình thường Sauerkraut được giữ trong thời gian nhiều tháng và đựng trong các thùng kín.

Sauerkraut có chứa nhiều loại lợi khuẩn có tác dụng tốt. Ngoài ra bên trong dưa cải bắp còn có một số các vitamin C, B và K, natri, sắt và mangan cùng với chất xơ. Bên cạnh đó, Sauerkraut cũng là loại thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin. Đây là những chất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của mắt.

3. Tempeh

Đây là một trong số những thực phẩm bổ sung lợi khuẩn có nguồn gốc từ Indonesia. Món ăn này được chế biến từ đậu tương lên men sau khi kết dính sẽ tạo nên một khối vững chắc. Tempeh có vị khá là hấp dẫn khi ăn, nó khiến bạn liên tưởng như đến mùi vị của nấm. Hiện nay tempeh đã phổ biến trên khắp thế giới và nó xem như là một món ăn để thay thế cho thịt.

Quá trình lên men đã làm đậu tương có trong tempeh có sự thay đổi rất lớn về thành phần dinh dưỡng. Bình thường khi chưa lên men bên trong đậu tương sẽ chứa một lượng axit phytic khá cao. Loại axit này sẽ làm cho sự hấp thụ các khoáng chất như sắt và kẽm của cơ thể bị suy giảm. Tuy nhiên khi đậu tương được lên men, lượng axit phytic được giảm đi nhờ vậy sẽ giúp cho khả năng hấp thụ kẽm và sắt của cơ thể được tăng lên.

4. Kim chi

Kim chi là một loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn có xuất xứ đến từ Hàn Quốc được sử dụng phổ biến. Đây cũng là thực phẩm lợi khuẩn rất được ưa chuộng trên toàn thế giới.

Kim chi có vị chua cay và nguyên liệu chủ yếu được sử dụng là cải thảo cùng với một số các loại rau củ khác. Người dùng sẽ trộn cải thảo với một hỗn hợp các gia vị bao gồm bột ớt đỏ, tỏi, gừng, hành lá và muối để tạo nên kim chi truyền thống.

Trong kim chi có chứa các vi khuẩn axit lactic Lactobacillus cùng với một số các vi khuẩn yếm khí. Nhờ đó nó có tác dụng có lợi cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong cải thảo còn có nhiều loại vitamin và các khoáng chất như vitamin K, B2 và sắt.

5. Miso

Đây là một loại gia vị nổi tiếng có xuất xứ từ Nhật Bản. Miso là gia vị truyền thống và lâu đời được làm bằng cách sử dụng đậu tương lên men kết hợp cùng với muối và cho thêm nấm koji. Một cách làm khác của miso nữa đó là trộn đậu nành cùng với một số các thành phần khác như gạo, lúa mạch và lúa mạch đen.

Loại gia vị này có vị hơi mặn và thường được dùng ở trong súp miso một món ăn rất phổ biến ở Nhật Bản. Bên trong Miso có chứa nhiều protein cùng với chất xơ đều rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra nó còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin K, mangan và đồng.

6. Kombucha

Khác với các loại thực phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn kể trên. Kombucha là một loại thức uống.

Nó có thành phần chính là trà xanh hoặc trà đe. Để tạo nên Kombucha người sản xuất sẽ cho lên men trà bởi nấm men. Loại trà này đã được tiêu thụ trên khắp thế giới và đặc biệt được ưa chuộng tại châu Á.

7. Dưa muối - thực phẩm bổ sung lợi khuẩn

Tương tự như kim chi, dưa muối cũng là thực phẩm tăng lợi khuẩn cho cơ thể. Nó còn có tên gọi khác là gherkins là một loại dưa chuột được ngâm ở trong dung dịch muối và nước. Người chế biến sẽ để dưa lên men sau một khoảng thời gian nhờ vi khuẩn axit lactic tự nhiên.

Dưa muối sẽ có vị chua. Bên trong còn có chứa nhiều vitamin K cùng với hàm lượng natri cao. Đây là một nguồn cung cấp probiotic lành mạnh có tác dụng tích cực tới hệ tiêu hóa.

8. Buttermilk truyền thống

Buttermilk truyền thống là một loại đồ uống lên men, đây cũng là một loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn tốt cho cơ thể.  Nó được phân thành 2 loại chính là loại truyền thống và lên men.

Chỉ có loại Buttermilk truyền thống mới là thực phẩm bổ sung lợi khuẩn. Đây là loại thức uống phổ biến ở Nepal, Ấn Độ và Pakistan. Buttermilk có chứa nhiều chất béo tuy nhiên có lượng calo thấp. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin B12, canxi và phốt pho.

9. Natto

Natto cũng là một loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn được tạo ra từ đậu tương lên men giống như tempeh và miso. Nó cũng là một món ăn không thể thiếu ở Nhật Bản. Natto có chứa Bacillus subtilis và nhiều protein và vitamin K2. Nó thường được sử dụng kèm với cơm và sử dụng vào bữa sáng.

10. Phô mai 

Một trong những loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn phổ biến nhất chính là phô mai. Sản phẩm này được chế biến bằng phương pháp lên men. Tuy nhiên điều đặc biệt là không phải toàn bộ các loại phô mai đều có chứa probiotic.

Phô mai giúp cung cấp protein cho cơ thể rất tốt. Ngoài ra nó còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin B12, canxi, phốt pho và selen.

Trên đây là nhóm loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Với hàng lượng khoáng chất và vitamin dồi dào, nó không chỉ giúp bổ sung các vi khuẩn có ích mà còn tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cho người dùng.


Tác giả: Lê Thọ Hưng