10 thói quen giúp bảo vệ xương chắc khỏe, dẻo dai (phần 2)

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
10 thói quen giúp bảo vệ xương chắc khỏe, dẻo dai (phần 2)
Sự suy giảm chức năng xương xảy ra tự nhiên và không thể chống lại. Nhưng bạn có thể giảm thiểu về khối lượng và ảnh hưởng bằng cách thực hiện 10 thói quen tự nhiên giúp bảo vệ xương chắc khỏe.

5. Nạp nhiều vitamin D và K 

Vitamin D và vitamin K là thành phần quan trọng để giúp xương chắc khỏe. Vitamin D đóng vai trò giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi. Không may là, hiện tượng thiếu hụt vitamin D rất phổ biến, ảnh hưởng tới khoảng 1 tỉ người trên thế giới hiện nay.

Cơ thể bạn cần đạt được mức vitamin D trong máu ít nhất 30ng/ml (75nmol/l) để bảo vệ xương chắc khỏe, chống loãng xương, osteopenia và các bệnh xương khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em và người lớn có lượng vitamin D thấp thường có mật độ xương thấp và có nguy cơ cao bị mất xương.

Bạn có thể có đủ vitamin D giúp xương chắc khỏe bằng cách phơi nắng và dùng các nguồn thực phẩm như cá béo, gan và phô mai. Tuy nhiên, nhiều người cần bổ sung tới 2.000 IU vitamin D mỗi ngày để duy trì ở mức tối ưu.

- Vitamin K2 hỗ trợ sức khỏe của xương bằng cách điều chỉnh osteocalcin, một loại protein liên quan đến sự hình thành xương, cho phép osteocalcin liên kết với các khoáng chất trong xương và giúp ngăn ngừa mất canxi từ xương. Bạn có thể bổ sung vitamin K2 thông qua các thực phẩm như gan động vật, trứng, thịt…

6. Tránh các chế độ ăn ít calo, cân bằng calo để bảo vệ xương chắc khỏe

Để xây dựng và bảo vệ xương chắc khỏe, bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp ít nhất 1.200 calo mỗi ngày, bao gồm nhiều protein, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất hỗ trợ sức khỏe xương.

Khi bạn ăn ít calo, ngoài việc làm chậm quá trình trao đổi chất, tạo ra cơn đói và gây mất khối lượng cơ bắp, điều này còn có thể gây hại cho sức khỏe của xương.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn cung cấp ít hơn 1.000 calo mỗi ngày có thể dẫn đến mật độ xương thấp. Trong một nghiên cứu, phụ nữ béo phì tiêu thụ 925 calo mỗi ngày trong 4 tháng đã bị giảm mật độ xương đáng kể từ vùng hông và đùi trên, bất kể việc kết hợp tập luyện.

7. Cân nhắc về việc bổ sung collagen

- Collagen là protein chính được tìm thấy trong xương chứa các axit amin glycine, proline và lysine, giúp xây dựng xương, cơ, dây chằng và các mô khác. 

- Collagen hydrolyzate có nguồn gốc từ xương động vật và thường được gọi là gelatin được sử dụng để giảm đau khớp trong nhiều năm qua.

8. Giữ cân nặng ở mức ổn định

Ngoài chế độ dinh dưỡng, việc duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp hỗ trợ sức khỏe xương. Nghiên cứu cho thấy rằng béo phì có thể làm giảm chất lượng xương và tăng nguy cơ gãy xương do trọng lượng vượt quá.

Mặc dù giảm cân thường dẫn đến mất xương, nhưng thường ít rõ rệt hơn ở những người béo phì so với những người có cân nặng bình thường. Việc duy trì cân nặng ổn định bình thường hoặc cao hơn một chút so với trọng lượng bình thường là cách tốt nhất để bảo vệ  xương chắc khỏe.

9. Omega-3 giúp bảo vệ xương chắc khỏe

Acid béo omega-3 nổi tiếng với tác dụng chống viêm, đồng thời cũng giúp bảo vệ chống mất xương trong quá trình lão hóa. Bạn có thể bổ nguồn thực vật của chất béo omega-3 bao gồm hạt chia, hạt lanh và quả óc chó, động vật như các loại cá béo, hàu…

10. Ăn nhiều thực phẩm giàu Magie và Kẽm

- Magie đóng vai trò chính trong việc chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Bạn có thể bổ sung magie qua thức ăn hoặc sử dụng magie glycinate, citrate hoặc carbonate.

- Kẽm là một khoáng chất vi lượng cần thiết giúp tạo nên phần khoáng chất của xương, thúc đẩy sự hình thành các tế bào tạo xương và ngăn ngừa sự phân hủy xương quá mức. Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua thực phẩm như thịt bò, tôm, rau bó xôi, hạt lanh, hàu và hạt bí ngô.


Tác giả: Thúy Nga