Đôi khi căng thẳng và lo lắng không phải xuất phát từ những vấn đề tiêu cực. Dưới đây là một số nguyên nhân stress mà bạn không ngờ tới.
Tâm lý lây lan cũng có thể khiến bạn bị stress khi người thân của bạn phải trải qua những tác động mạnh về tâm lý, như tai nạn xe hơi hay mắc căn bệnh mãn tính.
Những phiền toái nhỏ nhặt cũng có thể gây ra những nỗi sợ hãi vô thức. Đôi khi bạn cần phải lùi lại một bước, bình tĩnh lại và nhận ra rằng bạn đã làm điều tốt nhất có thể trong những tình huống đó.
Tuy giải trí giúp bạn thư giãn nhưng cũng có mặt trái của nó, chẳng hạn như khi bạn quá bận rộn suy nghĩ về việc gì khác khiến bạn không thể tận hưởng điều đang diễn ra xung quanh.
Bạn không nên uống vài tách trà cùng một lúc hoặc ngấu nghiến thanh sô cô la bởi vì cả hai có chứa lượng caffein tương đương với một cốc cà phê. Tóm lại, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều lượng caffein cũng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, tiêu hóa và tính cáu kỉnh.
Mạng xã hội cũng có một nhược điểm đó là bạn nắm được tình trạng cuộc sống của bạn bè, do đó dần khiến cuộc sống của bạn căng thẳng hơn, do đó bạn dễ có những cảm xúc tiêu cực và tổn thương kéo dài.
Có một nghiên cứu chỉ ra rằng người trả lời email trong suốt cả ngày cùng lúc cố gắng hoàn thành công việc sẽ có khả năng bị rối loạn nhịp tim cao hơn. Tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm giúp bạn đảm bảo hiệu suất tốt nhất và hiệu quả cao nhất.
Sử dụng máy tính hoặc ebook quá gần giờ đi ngủ có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội ảo có thể khiến các mối quan hệ trong cuộc sống thêm phần căng thẳng. Hơn nữa, bạn sẽ mất kiểm soát công việc khi sử dụng điện thoại thông minh trong giờ làm việc, thậm chí trong thời gian nghỉ ngơi.
Khi mọi thứ không đi theo đúng kế hoạch bạn đã đề ra, bạn sẽ có xu hướng chán nản hay là đặt ra một kế hoạch mới? Nếu bạn suy nghĩ bi quan và có tâm lý nạn nhân thì dần dần bạn sẽ bị suy sụp, ngay cả khi mọi thứ không tồi tệ như bạn nghĩ. Bạn không nên đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng cho chính mình, nhưng quan trọng hơn chính là tính thực tế.
Xem thể thao thậm chí có thể kích hoạt hệ thống thần kinh cảm giác, giải phóng adrenaline và giảm lưu lượng máu đến tim. Những hậu quả tạm thời thường không gây ra nhiều mối lo ngại. Nhưng theo thời gian, nếu căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến cao huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Mặc dù bạn không thể kiểm soát kết quả của trò chơi, nhưng bạn có thể hạn chế ảnh hưởng đến cơ thể.
Chăm lo cho sức khỏe là tốt nhưng trên thực tế, nhiều người lại quan tâm quá mức đến sức khỏe bao gồm chế độ ăn uống và tập luyện đôi khi lại phản tác dụng. Những người theo chế độ ăn kiêng có nhiều khả năng hay lo âu hoặc căng thẳng, cảm thấy mệt mỏi hơn mức bình thường. Những vấn đề này thậm chí có thể gây căng thẳng ở mức tồi tệ nhất.
Trên đây là 10 nguyên nhân stress khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh gia tăng ngày càng cao. Và đây cũng là nguyên nhân dãn đến những bệnh nguy hiểm khi stress chuyển sang biến chứng. Do đó, bạn cần xây dựng cho mình lối sống khỏe mạnh. Chúc các bạn thành công.