Những lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi cả ngày có thể bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt không lành mạnh, bị áp lực, căng thẳng hoặc nguyên nhân từ bệnh lý,... Cảm giác mệt mỏi cả ngày có thể bất chợt xảy ra hoặc kéo dài liên tục.
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra trạng thái mệt mỏi cả ngày giúp bạn điều chỉnh dễ dàng hơn và đạt được chất lượng cuộc sống cao hơn. Dưới đây là 10 nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi cả ngày mà bạn có thể tham khảo:
Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Theodore Friedman của trường Đại học Pennsylvania thì giấc ngủ, chế độ ăn uống hàng ngày và thói quen rèn luyện thể thao là 3 yếu tố có tác động lớn nhất tới sức khỏe của một người. Và lý do khiến bạn trở nên mệt mỏi cả ngày có thể là một trong những yếu tố trên hoặc cả ba đang thiếu khoa học.
Nhất là khi cả 3 yếu tố này có mối quan hệ cực kì mật thiết với nhau. Có thể lấy ví dụ như sau, nếu như bạn ngủ không đủ giấc thì cảm giác ăn uống của bạn cũng trở nên tệ hơn. Sau đó thì bạn không thể cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động cả ngày. Khi đó bạn lại trở nên mệt mỏi và mất ngủ hay ngủ không sâu giấc. Vòng tròn này cứ lặp đi lặp lại như vậy
Một lý do khiến bạn mệt mỏi cả ngày là khi oxy không đủ cung cấp tới các cơ bắp, cơ quan trong cơ thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi, uể oải và yếu ớt hơn.
Đôi khi có những trường hợp cảm thấy chóng mặt, choáng váng khi đứng dậy hay tim đập nhanh. Hãy xem xét xem bạn có đang bị thiếu sắt hay không.
Người bị đái tháo đường thường phải sử dụng và tiêu tốn rất nhiều năng lượng phục vụ cho quá trình điều chỉnh đường huyết. Chính điều này gây ra biểu hiện phổ biến của bệnh đái tháo đường là mệt mỏi.
Nếu như bạn đang mắc bệnh lý về tuyến giáp thì bạn cũng có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi cả ngày. Tuyến giáp là một bộ phận có dạng con bướm nhỏ ở cổ. Vai trò của tuyến giáp là sản xuất ra một loại hormone giúp cho cơ thể có thể điều khiển được sử dụng năng lượng như thế nào.
Do vậy, khi tuyến giáp bị ảnh hưởng, quá trình sản xuất hormone bị trì trệ. Người ta gọi đó là chứng nhược giáp hay còn gọi là suy giáp.
Khi bị các bệnh lý này bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi cả ngày, cơ thể đình trệ và kém linh hoạt hơn.
Những bệnh nhân bị suy tim xung huyết thường rơi vào trạng thái mệt mỏi quá mức hàng ngày. Nguyên nhân được giải thích là do tim của họ không co bóp đủ để "bơm" máu tới các cơ quan và mô.
Do đó, họ dễ mệt mỏi hơn và nếu như những bệnh nhân này vận động thì cơn mệt mỏi sẽ trở nên trầm trọng hơn nữa với các biểu hiện như sưng chân, sưng tay, bị thở dốc hoặc khó thở.
Ngưng thở khi ngủ là hội chứng hơi thở bị "ngừng" lại hoặc ở trạng thái rất nông. Nói cách khác, chất lượng giấc ngủ không ổn định dẫn tới cảm giấc mệt mỏi cả ngày. Một vài trường hợp sẽ bị nhức đầu vào buổi sáng, buồn ngủ cả ngày mặc dù họ cho biết đã ngủ rất nhiều vào ban đêm.
Ở phụ nữ vào giai đoạn tiền mãn kinh hay mãn kinh thường gặp phải tình trạng mệt mỏi cả ngày. Nguyên nhân là do hormone của nhóm này bị thay đổi khá lớn, luôn có cảm giác bị bốc hỏa hay đổ mồ hôi nhiều hơn vào ban đêm.
Chính điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, gây rối loạn thậm chí là mất ngủ. Do vậy, mệt mỏi cả ngày hôm sau là hệ quả tất yếu.
Serotonin là một hormone quan trọng có tác dụng điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Do đó mà nếu bạn bị lo lắng, muộn phiền thì khả năng tiết ra hormone này cũng bị suy giảm.
Nói cách khác, bị trầm cảm khiến năng lượng cơ thể bị ảnh hưởng và kéo theo đó là mệt mỏi cả ngày. Ngoài ra thì người bị trầm cảm cũng có thể có biểu hiện khó ngủ hay bị thức dậy sớm.
Cũng như trầm cảm, việc làm việc quá sức, căng thẳng do công việc khiến não bộ và cơ bắp của bạn không được nghỉ ngơi đúng và đủ để hồi phục lại. Nếu như tình trạng quá sức này kéo dài thì cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bị suy kiệt. Lúc đó mệt mỏi cả ngày là điều tất yếu. Chất lượng công việc cũng bị suy giảm.
Mệt mỏi cả ngày cũng có thể là biểu hiện của vấn đề sức khỏe khác như cảm cúm hay cảm lạnh. Khi bị cảm ngoài hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, ho, sốt thì cơ thể dễ bị mệt, uể oải, toàn thân đau nhức,...