Dịch COVID-19 vẫn đang bùng phát trên toàn thế giới và dường như chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo cập nhật vào 11h30 ngày 30/3 trên trang chủ của Bộ Y tế, COVID-19 đã ảnh hưởng đến gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số ca dương tính là 722.196 ca, trong đó có tới 33.976 trường hợp đã tử vong và 150.939 trường hợp được chữa khỏi hoàn toàn.
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế và Thủ tướng Chính Phủ từ trong vòng 15 ngày từ 0h ngày 28/03, người dân nên hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà nếu không cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng. Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng đây là giai đoạn vàng quyết liệt chống dịch.
Nếu như bạn đã quen đi làm, đi chơi thoải mái ở ngoài thì việc ở nhà trong thời gian dài rất dễ dây ra chán nản và khó chịu; đồng thời trước diễn biến dịch bệnh và các ca dương tính đang có dấu hiệu tăng có thể gây ra lo lắng thậm chí là stress. Ngoài việc chú ý ăn uống khoa học và tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng thì dưới đây là 10 lời khuyên của NHS giúp bạn vượt qua giai đoạn này. Tuy nhiên hãy nhớ làm theo những hướng dẫn mới nhất của Bộ Y Tế TẠI ĐÂY.
Kể cả khi bạn đang nghỉ học, nghỉ làm hay làm việc online tại nhà thì việc duy trì liên lạc với những mối quan hệ thường xuyên của bạn là cần thiết. Đó có thể là đồng nghiệp, là bạn bè, là gia đình - những người khiến bạn cảm thấy tin tưởng - điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ vững và duy trì sức khoẻ tinh thần của bạn.
Bạn có thể gọi video call hay các công cụ, ứng dụng khác để kết nối với họ.
Việc lo lắng, sợ hãi hay cảm thấy bất lực với diễn biến dịch bệnh trước mắt là một điều RẤT BÌNH THƯỜNG. Hãy nghĩ như vậy và việc bạn chia sẻ lo lắng của mình với người mà bạn tin tưởng sẽ vừa giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Nếu như không tìm được người tin tưởng và chia sẻ mối lo lắng của mình, hãy tìm những đường dây hỗ trợ của các trung tâm chăm sóc, hay tìm kiếm các hướng dẫn từ Bộ Y tế,...
Ngoài việc tìm kiếm sự giúp đỡ và chia sẻ của người khác, bạn hoàn toàn có thể làm điều ngược lại. Và thật đáng ngạc nhiên là điều này cũng giúp bạn giải toả lo lắng khá tốt. Hãy thử đặt câu hỏi rằng có ai đó trong gia đình cần bạn nhắn tin hay trò chuyện không?
Hoặc như bạn có thể tham gia một số chương trình hỗ trợ cộng đồng. Tuy nhiên để có thể làm điều này thì bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn phòng tránh virus corona chủng mới của WHO và Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho bạn và mọi người.
Việc ở nhà nhiều sẽ khiến bạn ít cảm thấy lo lắng hay để ý tới những dấu hiệu bất thường của sức khoẻ. Hãy cập nhật những tin tức và khuyến cáo về dấu hiệu của bệnh viêm phổi cấp do virus COVID-19 gây ra. Bạn nên đặt ra các câu hỏi cần thiết như:
- Nếu chẳng may chịu ảnh hưởng thì bạn cần làm gì để giải quyết?
- Bạn có thể nhận được hỗ trợ gì từ công ty không?
- Địa phương bạn có những đội nhóm, tổ chức hỗ trợ nào?
Theo rất nhiều nghiên cứu thì sức khoẻ thể chất có tác động lớn tới sức khoẻ tinh thần. Vì thế để không cảm thấy lo lắng hay stress khi ở nhà bạn nên chăm sóc tốt cho sức khoẻ của mình bằng việc có một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước, hạn chế hoặc bỏ thuốc lá và không tiêu thụ quá nhiều chất kích thích như rượu bia.
Việc tập thể dục có thể diễn ra bên ngoài nhà như đi bộ hay đạp xe đạp. Tuy nhiên các nguyên tắc an toàn vẫn cần được đảm bảo, chẳng hạn như đeo khẩu trang hay giữ khoảng cách tối thiểu là 2m. Tốt nhất, hãy tham khảo một số bài tập thể dục tại nhà là dễ dàng và an toàn nhất trong thời điểm này.
Các trang thông tin, báo đài hay mạng xã hội đều cập nhật rất nhiều tin tức liên quan tới dịch COVID-19, tuy nhiên vì mức độ "dồn dập" của tin tức và độ tin cậy chưa được đảm bảo có thể khiến bạn cảm thấy hoang mang. Vì thế mà việc bạn lựa chọn các kênh tin tức chính thống từ Bộ Y tế, WHO, Thông tin Chính Phủ,... hay các trang báo chính thống khác là hợp lý trước diễn biến phức tạp hiện tại.
Việc lo lắng đạt "đỉnh" về sự bùng phát của virus corona chủng mới là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên ở một số người, việc này có thể trở nên dữ dội hơn và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của họ.
Lúc này, điều bạn cần làm là tập trung vào những vấn đề có thể kiểm soát được như hành vi, chia sẻ với người khác, cập nhật thông tin,.... Sau đó, nếu bạn vẫn cảm thấy tệ hơn thì có thể nhờ tới các trợ giúp chuyên nghiệp từ các chuyên gia thông qua các cuộc gọi tư vấn.
Thay vào việc cảm thấy mình "bị" ở nhà thì hãy thư giãn và đổi chiều suy nghĩ rằng "cuối cùng bạn cũng có thời gian" ở nhà. Tập trung vào các sở thích mà bạn chưa có cơ hộ làm trước đây, nói chuyện với những người mà bạn đã lâu không liên hệ,... thích nghi và tận hưởng sẽ làm bạn bớt lo lắng và khoẻ mạnh hơn.
Thay vì lo lắng cho tương lai sẽ ra sao thì bạn nên quan tâm tình hình hiện tại như thế nào. Nếu cảm thấy lo lắng hãy thư giãn bằng các bài tập hít thở sâu.
Như đã nói ở trên, sức khoẻ thể chất ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ tinh thần của bạn. Giấc ngủ chất lượng là như thế nào?
Là việc bạn duy trì thói quen ngủ và dậy đúng giờ, cắt giảm lượng chất béo hay caffein ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn và tạo ra một môi trường ngủ thư giãn.
Nguồn dịch: https://www.thesun.co.uk/news/5878645/patient-zero-meaning-disease-outbreak-viral-bacteria/
Theo dõi thêm về CẨM NANG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 tại ĐÂY.