10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể

10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể
Vào mùa lạnh sử dụng tinh dầu từ cây cỏ thiên nhiên cũng là một cách tuyệt vời giúp bạn làm ấm cơ thể.

Tinh dầu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, trong đó có khả năng làm ấm đặc biệt thích hợp cho mùa lạnh.

10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể

Dưới đây là 10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể mà bạn có thể tham khảo, lưu ý, nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn có cơ địa nhạy cảm, viêm da hoặc các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác.

1. Tinh dầu long não (ravintsara)

Tinh dầu long não rất lý tưởng vào mùa đông để kích thích hệ thống miễn dịch và làm thông thoáng đường hô hấp. Bạn có thể bôi tinh dầu long não vào tay, chân, bàn tay và bàn chân, giúp lưu thông máu và làm ấm cơ thể. Tinh dầu này có thể sử dụng cho trẻ từ 7 tuổi trở lên.

Ai không nên dùng tinh dầu long não?

Người bị mắc bệnh hen phế quản, động kinh, trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên tiếp xúc với tinh dầu long não.

10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể - Ảnh 2.

Tinh dầu long não (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

10 loại tinh dầu giúp giảm ho và những lưu ý khi sử dụng

8 loại tinh dầu giúp đuổi muỗi tự nhiên cực đơn giản, dễ làm

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu long não:

- Không uống trực tiếp tinh dầu long não với múc đích ho ra đờm, điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, chướng bụng hoặc đầy hơi

- Không sử dụng long não khi đang bị sốt nóng

- Không bôi tinh dầu long não lên các vùng da đang bị trầy xước bởi dễ gây ngộ độc dưới nồng độ cao

- Sử dụng tinh dầu long não theo hướng dẫn của nhà sản xuất như pha loãng với dầu nền trước khi dùng.

2. Tinh dầu cây bách

Tinh dầu cây bách kích hoạt lưu thông máu. Tinh dầu này nên được pha loãng khoảng 20% trong một loại dầu thực vật và thoa lên những nơi bị ớn lạnh như bàn chân, bàn tay, bụng hoặc lưng… sẽ mang lại cảm giác ấm nóng tức thì cho bạn.

10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể - Ảnh 3.

Tinh dầu cây bách (Ảnh: Internet)

Ai không nên dùng tinh dầu cây bách

Không có đủ thông tin về mức độ an toàn của tinh dầu cây bách với trẻ em, vì thế không nên dùng tinh dầu cây bách cho trẻ em, phụ nữ mang thai; phụ nữ đang cho con bú và người cao tuổi chỉ dùng khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Tinh dầu lộc đề xanh (wintergreen)

Tinh dầu lộc đề xanh được sử dụng trong xoa bóp pha loãng với tỷ lệ 5%. Đây là loại tinh dầu cần thiết cho các vận động viên và những người có vấn đề về khớp, cơ nhờ đặc tính chống viêm của nó. Loại tinh dầu này cung cấp một cảm giác nóng dễ chịu ngay lập tức.

Lưu ý khi dùng tinh dầu lộc đề xanh

- Không nên sử dụng tinh dầu lộc đề xanh trong các ứng dụng y tế, spa, hoặc trong việc hít thở với mục đích giảm căng thẳng, thư giãn hay bất kỳ mục đích nào khác. Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên và điều trị phù hợp

Không nên sử dụng nó cho các bệnh nhiễm trùng bên trong cơ thể, hoặc áp dụng cho các vết thương hở.

10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể - Ảnh 4.

Tinh dầu lộc đề xanh (Ảnh: Internet)

4. Tinh dầu oải hương

Tinh dầu hoa oải hương chứa nhiều xeton. Các hợp chất này tác động lên hệ tuần hoàn sẽ khiến cơ thể ấm dần lên. Tinh dầu oải hương nên được sử dụng bằng cách xoa bóp và pha trong một chế phẩm được pha loãng đến 5%. Tinh dầu oải hương chỉ dành cho trẻ trên 7 tuổi.

Ai không nên dùng tinh dầu oải hương

Phụ nữ mang thai, người có da bị kích ứng hay đang viêm nhiễm, người có tiền sử dị ứng tinh dầu nói chung và trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng tinh dầu oải hương.

10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể - Ảnh 5.

Tinh dầu oải hương (Ảnh: Internet)

5. Tinh dầu cỏ xạ hương

Tinh dầu cỏ xạ hương nên được pha loãng thành 20% và dùng để xoa bóp nhằm xua tan cảm giác ớn lạnh do hạ nhiệt độ. Dịu nhẹ, loại tinh dầu này có thể được sử dụng cho trẻ em và người già.

Ai không nên dùng tinh dầu cỏ xạ hương

Người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên thử một hai giọt tinh dầu pha loãng lên cổ tay trước khi sử dụng. Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người bệnh huyết áp cao, người bệnh động kinh không nên dùng tinh dầu cỏ xạ hương.

10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể - Ảnh 6.

Tinh dầu cỏ xạ hương (Ảnh: Internet)

6. Tinh dầu húng hương (hoa môi)

Tinh dầu húng hương có khả năng làm ấm da khi tiếp xúc. Vì tính chất gây kích ứng da mạnh của tinh dầu này nên bạn nên sử dụng một cách thận trọng và pha thật loãng (tối đa 5 đến 10%). Bắt buộc phải kiểm tra da (ở nếp gấp khuỷu tay) trước khi sử dụng tinh dầu.

Nếu da trở nên ấm và/hoặc đỏ, nên tiếp tục pha loãng cho đến khi không quan sát thấy phản ứng nữa.

7. Tinh dầu thông

Tinh dầu của cây thông này có các đặc tính khử trùng đường hô hấp và hoàn hảo để chống lại sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần, cũng như những cơn cảm lạnh đầu tiên.

Để có được các lợi ích này, tinh dầu nên được sử dụng bằng cách hít ẩm (pha loãng một vài giọt tinh dầu trong một bình chứa nước nóng, sau đó xông) hoặc hít khô: Thoa một vài giọt tinh dầu thông lên khăn tay hoặc một viên đá cuội rồi thỉnh thoảng hít.

10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể - Ảnh 7.

Tinh dầu cây thông (Ảnh: Internet)

Ai không nên sử dụng tinh dầu thông đỏ

- Người đang mắc các bệnh tim mạch huyết áp

- Người bị thiếu máu

- Trẻ em dưới 6 tuổi

- Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú

- Người có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng

- Người đang điều trị bệnh lý hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng.

8. Tinh dầu quế

Tinh dầu quế có tác dụng làm tăng lưu lượng máu cục bộ, làm nóng tại chỗ. Hiệu ứng này có lợi cho việc làm ấm da. Tinh dầu quế cũng được sử dụng trong liệu pháp hương thơm để giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cúm.

Khi được khuếch tán trong môi trường trong nhà, mùi hương của tinh dầu sẽ đem lại cảm giác ấm áp, sảng khoái. Hương thơm này có tác dụng làm dịu thần kinh và trị liệu. 

10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể - Ảnh 8.

Tinh dầu quế (Ảnh: Internet)

Ai không nên sử dụng tinh dầu quế

- Phụ nữ đang mang thai

- Người mẫn cảm, có da dễ bị kích ứng

- Người bị bệnh tim

- Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

9. Tinh dầu bạch đàn

Tinh dầu của cây bạch đàn được sử dụng trong ứng dụng tại chỗ, kết hợp với tinh dầu của cây hương thảo và long não. Toàn bộ các loại tinh dầu này được pha loãng thành 10% trong dầu thực vật. Phương pháp này giúp làm ấm cơ thể và thư giãn các cơ.

Ai không nên sử dụng tinh dầu bạch đàn

Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người có vấn đề về cholesterol cao, bị trào ngược axit, rối loạn tâm thần, tiểu đường không nên sử dụng tinh dầu bạch đàn.

10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể - Ảnh 9.

Tinh dầu bạch đàn (Ảnh: Internet)

10. Tinh dầu hương thảo, oải hương với long não

Tinh dầu của cây hương thảo với long não giúp làm ấm cơ thể trong trường hợp hạ nhiệt hoặc làm ấm cơ trước khi gắng sức. 

Trong một chai 10 ml, nhỏ 7 đến 8 giọt tinh dầu oải hương và 7 đến 8 giọt tinh dầu hương thảo với long não. Thêm 10 ml dầu thực vật. Thoa 10 đến 20 giọt hỗn hợp tại chỗ và xoa bóp sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp và dễ chịu vô cùng trong mùa đông lạnh lẽo.

Ai không nên sử dụng tinh dầu hương thảo

Không dùng hương thảo và các loại tinh dầu khác cho vùng da bị tổn thương hoặc gần các khu vực nhạy cảm như mắt. Không nên sử dụng tinh dầu hương thảo cho phụ nữ mang thai, người bị động kinh hoặc huyết áp cao.

Cách phân biệt tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu hóa chất

Tinh dầu tự nhiên được chiết xuất từ động vật hay thực vật, còn tinh dầu hóa chất hay tinh dầu nhân tạo là tinh dầu tổng hợp hóa học. Cả hai loại này đều có hàng chất lượng và hàng kém chất lượng, hàng giả.

Theo đó, tinh dầu hóa chất có độ tinh khiết cao hơn, dạng nước có độ trong suốt cao, khi nhỏ giọt ra đĩa sẽ bay hơi đến hết, không để lại cặn nhờn, mùi hương gắt hơn, đơn điệu hơn. Còn tinh dầu tự nhiên luôn có chứa một số hợp chất tự nhiên nên đục hơn, bay hơi không triệt để. Mùi hương dịu và bền hơn.

Tinh dầu phải do cơ sở sản xuất tin cậy, công bố tiêu chuẩn chất lượng, có đầy đủ nhãn mác theo qui định: Phải ghi rõ cách sử dụng, liều lượng, thời gian, không gian (kín hay thoáng), lứa tuổi phù hợp; có khuyến cao an toàn cho người sử dụng…


Tác giả: SK