Vitamin K tham gia quá trình đông máu, có thể giúp giảm chứng chảy máu trong các trường hợp đặc biệt như bệnh gan, chứng kém hấp thụ hay dùng kháng sinh dài ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu vitamin K của cơ thể ở thanh thiếu niên dưới 18 tuổi là 75 microgram/ ngày, trên 19 tuổi cần 120 microgram/ngày.
Cơ thể con người có thể tự hấp thu vitamin K dễ dàng từ thực phẩm cung cấp thông qua các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên cần lưu ý rằng vitamin này tan tốt trong dầu nên nó chỉ hấp thu vào cơ thể tốt nhất khi tiêu thụ cùng chất béo. Việc bổ sung vitamin K quá nhiều qua thực phẩm chức năng cần có sự tư vấn của bác sĩ bởi việc sử dụng quá nhiều vitamin K cũng gây hại đến cơ thể.
Dưới đây là 10 loại thực phẩm giàu vitamin K nên được bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày.
Cho dù ăn sống, luộc hoặc nấu chín thì rau bina (cải bó xôi) luôn là một siêu thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin K.
Cải xoăn cũng là một loại rau xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm giảm cholesterol, ngăn ngừa ung thư, đặc biệt nó rất giàu vitamin K và nên được bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày.
Nếu không thích ăn cải xoăn thì bắp cải là một lựa chọn thích hợp để bổ sung vitamin K. Mặc dù bắp cải không giàu vitamin K như cải xoăn khi hàm lượng chỉ bằng một nửa. Tuy vậy nửa chiếc bắp cải cũng giúp cung cấp đủ lượng vitamin K cần thiết trong ngày.
Bông cải xanh là loại rau được nhiều người yêu thích, có nhiều công dụng với sức khỏe, phòng chống ung thư, chống lão hóa và các gốc tự do gây hại. Ngoài ra, bông cải xanh còn là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin K.
Ngoài các loại rau trên, cần tây cũng là một loại rau tuyệt vời, có mùi thơm và vị rất ngon, nó vừa giàu chất xơ vừa chứa nhiều vitamin K. Hoặc các loại rau xà lách cũng giàu vitamin K rất tốt cho cơ thể. Bất kỳ giống rau xà lách nào cũng đều dồi dào vitamin K. Do đó, nên ăn các loại salad mỗi ngày để bổ sung đủ lượng vitamin K cần thiết.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn một vài thân cây măng tây có thể làm tăng lượng đáng kể các vitamin, đặc biệt là vitamin K.
Húng quế cũng là một trong số những thực phấm chứa rất nhiều vitamin K. Chỉ với 1 muỗng cà phê bột quế khô mỗi ngày đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin K của bạn.
Mù tạt là một gia vị ăn kèm đặc biệt của nhiều quốc gia châu Á, cũng là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời giàu vitamin K.
Nhiều người cho rằng ăn ớt bột rất nóng, nhưng đây cũng là gia vị chứa nhiều vitamin K, đồng thời giúp kích thích vị giác con người. Ngoài ra, các loại gia vị khác như ớt cayenne (ớt đỏ), bột cà ri và bột ớt đều được cho là nguồn cung cấp vitamin K tốt.
Mùi tây tươi thường được sử dụng như một loại rau thơm gia vị và để trang trí thức ăn mà ít ai biết được chỉ cần hai muỗng cà phê rau mùi tây đã có thể đáp ứng nhu cầu vitamin K cho một người trưởng thành trong cả ngày.
Loài cây này phổ biến hơn ở các vùng người Hindi, nó được ghi nhận là loại thực phẩm giàu vitamin K nên được bổ sung vào chế độ ăn của mỗi người.
Dưa chuột chứa rất nhiều vitamin, trong đó có vitamin K, đây là loại thực phẩm rất dễ ăn. Giống như dưa chuột, cà rốt cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin K và có thể ăn trực tiếp không cần chế biến.
Ngoài các loại rau màu xanh, vẫn còn một vài thực phẩm khác giàu vitamin K như trứng. Đặc biệt, loại vitamin này có rất nhiều trong lòng đỏ trứng.
Dầu olive có nhiều công dụng tốt với sức khỏe, chúng cũng có hàm lượng vitamin K dồi dào. Ngoài ra, vitamin K cũng có trong cả dầu cải và dầu vừng...
Các loại trái cây sấy khô như mận, đào, việt quất, quả sung và quả nho đều rất giàu vitamin K nên được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Đinh hương là loại gia vị có hương vị riêng độc đáo, thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm để cung cấp vitamin K cần thiết cho cơ thể.