Phần lưng dưới của cột sống chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Do đó chúng rất dễ bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng. Cột sống lưng gồm có 5 đốt sống kích thước lớn được đánh số từ L1 đến L5. Các đốt sống được ngăn cách bởi các đĩa đệm. Đĩa đệm hoạt động như một miếng giảm sóc, ngăn các đốt sống cọ xát với nhau, giảm thiểu tổn thương. Đĩa đệm gồm 2 thành phần là bao xơ bên ngoài và nhân nhầy ở trung tâm.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng là tình trạng bao xơ bị rách, nhân nhầy bị vỡ và tràn ra ngoài gây kích thích dây thần kinh cột sống. Kết quả là dẫn đến viêm dây thần kinh cột sống và sưng do áp lực của đĩa đệm thoát vị gây đau đớn. Các mức độ thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng thường gặp là:
- Đĩa đệm đốt sống lưng bị phình ra, trong khi vị trí của đĩa đệm vẫn giữ nguyên. Phần nhô ra có thể ấn vào dây thần kinh.
- Đĩa đệm đốt sống lưng bị vỡ hoặc bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng nghiêm trọng khi mảnh vỡ của đĩa đệm rơi ra và nằm tự do trong ống sống.
Theo thời gian, đĩa đệm đốt sống lưng bị phình ra sẽ có xu hướng co lại. Do đó, người bệnh có thể cảm thấy giảm đau một phần hoặc hết đau hoàn toàn. Đây là khả năng tự hồi phục của đốt sống lưng. Với các tình trạng nhẹ, các cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng có thể được cơ thể tự giải quyết trong 6 tuần. Đối với các trường hợp nặng hơn, đĩa đệm bị trượt hoặc vỡ thì cần được điều trị y tế.
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng trên các bệnh nhân khác nhau sẽ rất khác nhau. Nó phụ thuộc và vị trí và mức độ thoát vị. Nhưng các triệu chứng phổ biến nhất thường bao gồm:
- Các cơn đau lan tỏa từ vùng thắt lưng xuống 1 hoặc cả 2 chân, đôi khi đi đến cả bàn chân. Triệu chứng này được gọi là đau thần kinh tọa. Nguyên nhân là do cột sống lưng là nơi các dây thần kinh đi ra từ giữa các đốt sống, nối lại với nhau để tạo thành dây thần kinh tọa chạy dọc chân. Các cơn đau có cảm giác như điện giật dù bạn đi, đứng hay ngồi. Tư thế thoải mái nhất là nằm thẳng lưng, đầu gối cong. Các hoạt động như uốn, nâng, vặn có thể làm tăng cơn đau.
- Tê và ngứa ran ở chân hoặc bàn chân.
- Chuột rút hoặc co thắt cơ bắp ở thắt lưng hoặc chân.
- Yếu cơ chân, mất phản xạ đầu gối hoặc mắt cá chân.
Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như thường xuyên trượt chân khi đi bộ, mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. Lúc này người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức.
- Lão hóa: Theo quá trình lão hóa tự nhiên, các đĩa đệm bị mất nước, rút ngắn lại. Điều này khiến cho lớp bao xơ ngoài trở nên giòn và dễ bị nứt rách hơn. Các đĩa đệm kém linh hoạt và dễ tổn thương, ngay cả khi chỉ chuyển động tương đối nhẹ.
- Tổn thương: Chấn thương từ tai nạn, ngã hay chơi thể thao đều có thể làm thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng. Các bệnh lý xương khớp khác cũng có thể khiến gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng.
- Người ở độ tuổi từ 35 đến 50 là nhóm đối tượng phổ biến nhất bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng.
- Theo thống kê, đàn ông có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng cao gấp đôi phụ nữ. Nguyên nhân được cho rằng là do đàn ông thường làm công việc nặng nhọc hơn và có lối sống ít khoa học hơn phụ nữ.
- Người có lối sống không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, vận động sai tư thế,...
- Những người làm công việc đòi hỏi thể chất, thường xuyên phải nâng và mang vác vật nặng.
- Người làm công việc đòi hỏi đứng hoặc ngồi nhiều, duy trì lâu một tư thế như nhân viên văn phòng, tài xế, công nhân dây chuyền sản xuất, lễ tân,....
- Theo thống kê, những người có người thân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng sẽ có nguy cơ cao bị mắc căn bệnh này trong tương lai.
- Người mắc các bệnh xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, gout,....
- Người bị béo phì, cân nặng dư thừa sẽ khiến cột sống bị quá tải, dễ thoái hóa và thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng.
- Hút thuốc sẽ làm tăng tốc độ thoái hóa và thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cản trở quá trình tự chữa lành của cơ thể.
Bác sĩ sẽ tìm hiểu lịch sử y tế để loại trừ bất kỳ chấn thương hoặc tình trạng y tế nào trước đó có thể là nguyên nhân gây ra các cơ đau. Bác sĩ xác định xem có bất kỳ thói quen lối sống nào gây ra cơn đau hay không. Cuối cùng tiến hành kiểm tra thể chất để xác định vị trí và mức độ cơn đau, kiểm tra xem người bệnh có bị yếu cơ hoặc tê liệt hay không.
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều phương pháp xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân. Các phương pháp đó có thể bao gồm:
- Chụp X-quang
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp máy tính (CT)
- Chụp tủy cản quang
- Điện cơ (EMG)
- Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh (NCS)
Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau do thoát vị đĩa đệm sẽ trở nên tốt hơn trong vài ngày và hoàn toàn hết sau 4 đến 6 tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp tự chăm sóc tại nhà để giúp giảm triệu chứng, hỗ trợ cột sống nhanh hồi phục hơn.
- Chườm ấm hoặc chườm lạnh để giảm đau.
- Tắm bằng nước ấm.
- Nghỉ ngơi tại giường khi bị đau dữ dội. Sau đó nên hoạt động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng. Chú ý, không nghỉ ngơi quá 2 ngày. Bởi ít vận động kéo dài có thể dẫn đến cứng khớp và đau nhiều hơn.
- Nếu đau nhiều, có thể nhờ đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau kháng viêm không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen.
Sau 6 tuần mà các triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng không cải thiện, thì người bệnh cần đến bệnh viện để được điều trị y tế.
- Thuốc giảm đau như acetaminophen có tác dụng giảm đau nhưng không chống viêm. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau lâu dài có thể gây loét dạ dày, nảy sinh các vấn đề về thận và gan.
- Thuốc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, naproxen, ibuprofen, và celecoxib có tác dụng giảm đau và giảm viêm.
- Thuốc giãn cơ như methocarbamol, carisoprodol và cyclobenzaprine, có thể được chỉ định để kiểm soát các cơn co thắt cơ bắp.
- Uống Steroid có thể được quy định để giảm sưng và viêm dây thần kinh. Steroid thường được dùng bằng đường uống, với liều lượng giảm dần trong khoảng 5 ngày. Ưu điểm của thuốc là có thể giảm đau gần như ngay lập tức trong vòng 24 giờ.
- Tiêm Steroid là phương pháp giảm đau nhanh và hiệu quả, mặc dù kết quả là tạm thời. Bác sĩ có thể chỉ định tiêm lặp lại để kéo dài hiệu quả. Thời gian giảm đau có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng năm. Bác sĩ sẽ sử dụng đèn soi huỳnh quang hoặc chụp cắt lớp CT để xác định chính xác vị trí tiêm. Thuốc Steroid được tiêm vào không gian ngoài màng cứng của cột sống, cạnh khu vực đau để giảm sưng và viêm dây thần kinh.
Các phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau, giãn cơ, giúp bệnh nhân hồi phục khả năng vận động và ngăn ngừa chấn thương. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ xây dựng và hướng dẫn các bài tập phù hợp với từng bệnh nhân.
Các phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng khác có thể kể đến là:
- Châm cứu.
- Bấm huyệt.
- Massage, xoa bóp.
- Thiền.
Phẫu thuật thường được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Khi bệnh trầm trọng, có dấu hiệu tổn thương thần kinh, chẳng hạn như yếu hoặc mất cảm giác ở chân.
- Phẫu thuật cắt bỏ truyền thống: Bác sĩ sẽ rạch một lớp nhỏ ở giữa lưng, vị trí bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng. Các cơ cột sống sẽ được mổ xẻ và di chuyển sang một bên, để lộ các đốt sống. Một phần xương được lấy ra để lộ rễ thần kinh và đĩa đệm bị tổn thương. Phần đĩa đệm chạm vào dây thần kinh sẽ được bác sĩ cắt bỏ cẩn thần. Khoảng 80 - 85% bệnh nhân hồi phục thành công sau phẫu thuật cắt bỏ và có thể trở lại công việc bình thường sau khoảng 6 tuần.
- Phẫu thuật cắt bỏ nội soi: Bác sĩ sẽ rạch một lớp nhỏ ở giữa lưng, vị trí bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng. Các ống nhỏ có đường kính tăng dần được đưa vào để giãn cơ, tạo một đường hầm đến đốt sống. Một phần xương được lấy ra để lộ rễ thần kinh và đĩa đệm. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi hoặc kính hiển vi để loại bỏ đĩa vỡ. Phương pháp này xâm lấn tối thiểu, chấn thương cơ ít hơn so với phẫu thuật cắt bỏ truyền thống. Do đó bệnh nhân ít đau hơn, hồi phục nhanh hơn, hạn chế các biến chứng nhiễm trùng và chảy máu.
- Đĩa đệm bị thoát vị chèn ép dây thần kinh gây đau thần kinh tọa, cơn đau buốt từ vùng lưng dọc xuống chân, tới các ngón chân.
- Mất kiểm soát bàng quang và ruột.
- Teo cơ, hạn chế vận động, liệt, thậm chí là tàn phế.
- Luôn duy trì tư thế đúng khi đứng, ngồi, ngủ, vận động và làm việc. Không ngồi hoặc đứng lâu, nên thay đổi tư thế thường xuyên.
- Chú ý khi nâng vật nặng, cần nâng từ từ và đúng kỹ thuật.
- Duy trì cân nặng đúng chuẩn. Nếu béo phì hoặc thừa cân thì cần lên kế hoạch giảm cân, giảm thiểu áp lực cho cột sống lưng.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, không hút thuốc và uống rượu bia.
- Thực phẩm giàu canxi như sữa, đậu, rau có màu xanh đậm, hải sản,....sẽ giúp củng cố xương khớp chắc khỏe hơn, đồng thời tăng cường sự ổn định của các bó cơ và tế bào thần kinh.
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D để giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi hiệu quả hơn. Các thực phẩm giàu vitamin D là nấm, hàu, tôm, cá hồi, lòng đỏ trứng,...
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu vitamin C và E sẽ giúp chống viêm, giảm sưng và đau cho cột sống hiệu quả. Mọi người có thể tìm thấy những khoáng chất này trong rau củ quả tươi.
- Glucosamine luôn được nhắc đến đồng hành cùng các vấn đề xương khớp. Nguyên nhân là Glucosamine có tác dụng lớn trong việc tái tạo sụn khớp và đĩa đệm. Glucosamine có rất nhiều trong nước hầm xương và sụn sườn động vật.
- Bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, hạt lanh,.... sẽ giúp cơ thể tổng hợp Collagen. Từ đó giúp khôi phục lớp nhân nhầy của đĩa đệm, bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.
- Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích sẽ khiến cơ thể tăng đào thải canxi, gặp khó khăn trong việc hấp thu các khoáng chất. Điều này sẽ khiến xương khớp trở nên yếu hơn, khó hồi phục hơn.
- Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều giàu mỡ, thức ăn nhiều gia vị, đồ ngọt,... đều là những thực phẩm kích thích viêm. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng nên tránh ăn những thực phẩm này để tránh các cơn đau thêm trầm trọng.
- Thức ăn giàu purin như nội tạng động vật, thịt gia súc, dưa muối,... sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng viêm khớp hoặc hình thành bệnh gout.
Tuy thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó gây đau đớn và ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, cũng như gây khó khăn cho sinh hoạt thường ngày. Mặt khác, nếu không được chú ý điều trị sớm, thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng cột sống, giảm khả năng vận động.
Khoảng 90% những người trải qua thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ hết các triệu chứng sau 6 tuần, ngay cả khi họ không điều trị y tế. Tuy nhiên, với những trường hợp đĩa đệm bị vỡ và trượt nghiêm trọng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Không để chữa khỏi hoàn toàn cho thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng. Nhưng nếu bạn tích cực điều trị sớm thì tiên lượng bệnh khá tốt, các triệu chứng sẽ biến mất, sinh hoạt thường ngày không bị ảnh hưởng.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một vấn đề y tế phổ biến, thường ảnh hưởng đến những người từ 35 đến 50 tuổi. Tuy nhiên, người trẻ thường bỏ qua các cơn đau manh nha, ở người già các triệu chứng thường nặng và trầm trọng hơn. Chính vì vậy mà mọi người thường lầm tưởng thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng là bệnh của người già. Thực chất, bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến lứa tuổi lao động, nên mọi người cần hết sức chú ý phòng tránh.