Trên thế giới, ước tính có khoảng 1% dân số bị dị ứng hải sản. Vì thế, đây là tình trạng không hiếm gặp. Thông thường tình trạng dị ứng thường phổ biến hơn với thanh thiếu niên và người trưởng thành hơn là trẻ nhỏ.
Dị ứng hải sản là tình trạng phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với hải sản, protein của một số loại hải sản nhất định. Các phản ứng bất thường có thể gồm nổi mụn, ngứa ngáy, phát ban khi ăn một số loại hải sản gồm tôm, hàu, cua, tôm hùm, bạch tuộc, sò điệp, mực... Một số người sẽ bị dị ứng với một số loại hải sản nhất định, trường hợp hiếm gặp có người bị dị ứng với tất cả các loại hải sản.
Phản ứng dị ứng hải sản thường có sau vài phút hoặc vài giờ với các triệu chứng nhẹ như nghẹt mũi, phát ban, nôn nao và sẽ giảm dần. Trường hợp nặng, người bị dị ứng có thể khó thở, nôn, phù nề, đau quặn bụng thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nhiều người có thể gặp tình trạng dị ứng khi ăn hải sản
Đọc thêm:
- Cảnh báo nguy cơ dị ứng hải sản
- Những biện pháp phòng ngừa dị ứng ai cũng phải biết
Các dấu hiệu, triệu chứng dị ứng hải sản phổ biến của dị ứng hải sản là:
- Ngứa, phát ban hoặc viêm da dị ứng.
- Mặt, lưỡi, môi và cổ họng có biểu hiện sưng to.
- Nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau bụng, tiêu chảy.
- Chóng, chóng mặt, ngất xỉu, mất thăng bằng.
- Ngứa ran miệng, cảm giác khó chịu.
- Ảnh hưởng đến thần kinh như đau đầu, ngất.
Ngoài ra, dị ứng hải sản còn có thể gây ra sốc phản vệ - phản ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Khi bị sốc phản vệ người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Một số dấu hiệu thường gặp của sốc phản vệ gồm cổ họng sưng hoặc nghẹn, co thắt đường thở, thở như hen, huyết áp giảm nghiêm trọng, mạch đập nhanh, tim đập nhanh, choáng váng, bất tỉnh...
Dị ứng hải sản dẫn đến nhiều triệu chứng nguy hiểm
Phản ứng dị ứng hải sản có thể được gây ra bởi:
- Cá tươi, cá đóng hộp.
- Hải sản có vỏ như cua, các loại tôm (tôm sông, tôm hùm, tôm càng), dò, trai, hàu, nghêu...
- Hải sản thân mềm như bạch tuộc, mực, bào ngư...
Tất cả các loại hải sản đều có thể gây dị ứng. Tuy nhiên các loài tôm, cua, sò, mực là hay gây dị ứng hơn cả. Nếu bạn bị dị ứng với một loại hải sản bạn sẽ không thể dự đoán được rằng có bị dị ứng với loại hải sản khác hay không. Cách để biết duy nhất là thông qua thử nghiệm.
Tất cả các loại hải sản đều có nguy cơ gây dị ứng
Nguyên nhân gây dị ứng hải sản gồm:
- Do hải sản có chứa protein được cho là "lạ" đối với một số người. Protein này khi ăn vào cơ thể sẽ tạo ra kháng nguyên. Những kháng nguyên này kích hoạt hệ thống miễn dịch gây nên dị ứng.
- Một số loại hải sản chứa protein đóng vai trò là hapten - bán kháng nguyên khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các kháng nguyên dẫn đến dị ứng.
- Hải sản có chứa nhiều histamin khi vào cơ thể gây nên triệu chứng dị ứng, ngộ độc...
Protein trong hải sản có thể là kháng nguyên, bán kháng nguyên đối với người bị dị ứng hải sản và là protein thông thường với người không bị dị ứng hải sản. Đối với trường hợp hải sản có nồng độ histamin cao thì có thể gây ra triệu chứng ngộ độc cho tất cả những người ăn phải.
Các phản ứng dị ứng không phụ thuộc vào số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể.
Đối tượng có nguy cơ dị ứng hải sản:
Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng hải sản. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ dị ứng cao hơn những người khác nếu bạn là:
- Người thiếu chất kháng histamin tự do.
- Trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, phát ban đỏ...
- Người bị hen suyễn.
- Di truyền khi trong cùng một gia đình có nhiều người bị dị ứng hải sản.
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn và có thể thực hiện kiểm tra thể chất để tìm hoặc loại trừ các vấn đề y tế khác. Các bác sĩ sẽ hỏi lâm sàng về các dấu hiệu, thời gian bạn gặp phải là bao lâu sau ăn... Người đó cũng có thể đề nghị một hoặc cả hai thử nghiệm sau:
- Kiểm tra da: các bác sĩ sẽ dùng kim tiêm chích một lượng nhỏ protein có trong hải sản đưa vào một vùng nhỏ trên da của bạn. Nếu bạn bị dị ứng sẽ xuất hiện vết sưng tại nơi thử nghiệm.
- Xét nghiệm máu: đo lường phản ứng của hệ miễn dịch với protein của hải sản trong máu của bạn để biết được mức độ phản ứng.
Các xét nghiệm dị ứng trên là cách chắc chắn rằng nguyên nhân gây ra triệu chứng của bạn và loại trừ các khả năng khác như ngộ độc thực phẩm.
Xét nghiệm máu để biết tình trạng dị ứng của bệnh
Cách duy nhất và nhanh nhất giúp ngăn ngừa phản ứng dị ứng hải sản là tránh ăn hải sản. Các bác sĩ có thể hướng dẫn bạn điều trị phản ứng với hải sản bằng các loại thuốc kháng histamin giúp giảm các dấu hiệu như phát ban, ngứa trước khi ăn.
Nếu bạn có phản ứng nghiêm trọng với hải sản như sốc phản vệ, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm epinephrine (adrenaline) khẩn cấp và hướng dẫn bạn mang theo bên mình mọi lúc để phòng các trường hợp nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cũng cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Người bị dị ứng cần đặc biệt chú ý trong các loại thực phẩm ăn. Hải sản và các thành phần trong hải sản được chế biến thành rất nhiều món ăn có thể gây dị ứng. Vì vậy, nguy cơ bị dị ứng hải sản là rất cao. Nếu không chú ý bạn sẽ rất dễ dị ứng. Khi không may ăn phải những thực phẩm này, bạn nên:
- Kích thích gây nên để bài trừ độc tố, chất nguy cơ dị ứng ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt.
- Uống nhiều nước hoặc uống mật ong pha nước ấm, trà gừng, nước cam, chanh tươi để trung hòa độc tính và giúp cải thiện các triệu chứng.
- Với các biểu hiện nhẹ như tiêu chảy, buồn nôn thì người dị ứng hải sản cần được sử dụng các dung dịch bù nước và điện giải. Không sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy sẽ khiến chất độc không được thải ra ngoài làm tình trạng bệnh kéo dài hơn.
- Khi có biểu hiện nghi ngờ dị ứng hải sản, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Dị ứng hải sản là một tình trạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nếu dị ứng nặng, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như co thắt thanh quản, sốc phản vệ. Dấu hiệu của co thắt thanh quản gồm không thể thở hoặc nói,nghẹt thở, mất ý thức, đau tức ngực, khàn tiếng... Các dấu hiệu của sốc phản vệ gồm da tái lạnh, nổi vân tím, tụt huyết áp nhanh, mạch nhanh nhỏ, tim đập không đều... Các hai biến chứng này đều nghiêm trọng, người bệnh cần được cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Một số lưu ý sau giúp bạn phòng tránh dị ứng hải sản:
- Ăn chín uống sôi, không ăn các loại cá, mực, hải sản còn sống, chưa nấu chín hay nấu tái đặc biệt là các loại cá.
- Không ăn các loại hải sản lâu ngày, được chế biến từ lâu
- Không ăn các loại hải sản chết đặc biệt là cua vì lượng histamin sinh ra càng nhiều khiến bạn dễ bị ngộ độc, dị ứng.
- Không ăn hải sản cùng các loại vitamin C. Vì asen pentavenlent trong hải sản kết hợp với vitamin C có thể chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tốc, rất nguy hiểm.
- Không ăn kèm hải sản với các đồ ăn có tính hàn như dưa hấu, dưa lê, dưa chuột, rau muống, đồ uống có ga…
- Không ăn trái cây ngay sau khi ăn hải sản vi ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein và canxi trong hải sản. Bên cạnh đó dễ sản sinh ra tanin kích thích đường tiêu hóa.
Nếu bạn được chẩn đoán dị ứng hải sản, bạn cần:
- Tránh ăn hoặc tiếp xúc với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản.
- Không dùng chén đũa, bát đĩa đã đựng hải sản và chưa rửa sạch hay đựng hải sản của người khác.
- Xem kỹ thực đơn, nguyên liệu chế biến thực phẩm để tránh ăn phải hải sản.
- Tránh khu vực nấu ăn có hải sản vì mùi hải sản cũng có thể gây dị ứng.
- Mang theo các thuốc chữa dị ứng khẩn cấp mà các bác sĩ chỉ định.
- Không dùng thực phẩm giàu đạm, thực phẩm tanh, giàu chất béo, rượu bia khi bị dị ứng.
Hạn chế sử dụng hải sản đông lạnh
Người được chẩn đoán dị ứng hải sản, có tiền sử dị ứng hoặc người có thành viên trong gia đình gặp vấn đề này cần chú ý những kiêng cữ sau:
- Tránh xa các loại hải sản có thể dị ứng: Nên hạn chế ăn, tiếp xúc với các loại hải sản từng dị ứng hoặc có nguy cơ cao dị ứng.
- Hạn chế ăn cùng thực phẩm giàu đạm: các thực phẩm giàu đạm như nấm, sữa bò, trứng, thịt bò… có hàm lượng dinh dưỡng cao vì thế nên hạn chế ăn cùng hải sản.
- Hạn chế các món trộn hỗn hợp: các món trộn như nộm, gỏi, lẩu, súp… dễ chứa hải sản vì vậy những người dị ứng hải sản không nên ăn hoặc hỏi kỹ thành phần trước khi ăn.
- Không uống rượu bia, chất kích thích: gây ra tình trạng rối loạn tuần hoàn khiến tình trạng dị ứng thêm phức tạp.
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, chua, dầu mỡ: thực phẩm cay nóng, chua, đồ ăn nhanh cũng là những thực phẩm cần tránh với người dị ứng hải sản. Bởi chúng kích thích dạ dày gây khó tiêu, dạ dày hoạt động không tốt.
- Không sử dụng thực phẩm đầy hơi gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy...
- Không gãi khi dị ứng dễ khiến da bị trầy xước, nhiễm khuẩn.
Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu?
Thông thường, tình trạng dị ứng hải sản kéo dài trong một vài giờ hoặc 2-3 ngày theo mức độ nguy hiểm và cơ địa của người bệnh. Cũng có nhiều trường hợp dị ứng hải sản kéo dài vài tuần nếu phản ứng nghiêm trọng.
Tùy theo cơ địa của mỗi người và chất dị ứng mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau.
Dị ứng hải sản có yếu tố di truyền không?
Các kết luận khoa học cho rằng, nếu bạn có người thân mắc dị ứng hải sản thì nguy cơ bạn dị ứng cũng sẽ cao hơn với những người khác
Thử nghiệm da dị ứng hải sản có đau không?
Thử nghiệm da không gây đau, chảy máu hay khó chịu. Người bệnh chỉ có cảm giác như một vết tiêm thông thường. Những phản ứng xảy ra sau khi thử nghiệm da cũng tự hết trong một vài giờ.
Dị ứng hải sản sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn không có phương pháp xử lý kịp thời. Vì thế, cần hiểu và nắm rõ những thông tin dị ứng hải sản là gì, cách hạn chế và điều trị bệnh.