Bệnh tim mô tả một loạt các tình trạng ảnh hưởng đến tim. Bệnh tim bao gồm:
- Bệnh mạch máu, chẳng hạn như bệnh động mạch vành
- Nhịp tim không đều, còn gọi là loạn nhịp tim
- Các bệnh về tim mà bạn mắc phải khi sinh ra, được gọi là dị tật tim bẩm sinh
- Bệnh về cơ tim
- Bệnh van tim
Một số yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh tim, bao gồm huyết áp cao, hút thuốc, cholesterol cao và ít vận động. Nhưng điều mà hầu hết mọi người không biết là có những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim có thể xuất hiện trên da của bạn.
Dấu hiệu bệnh tim trên da đầu tiên đó là da có màu xanh hoặc tím.
Nhiều tình trạng có thể khiến da bạn có màu xanh hoặc tím. Ví dụ, vết bầm tím và tĩnh mạch giãn có thể có màu xanh. Lưu thông máu kém hoặc lượng oxy trong máu không đủ cũng có thể khiến da bạn chuyển sang màu xanh. Sự đổi màu da này được gọi là chứng xanh tím.
Ngoài ra, chứng xanh tím thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tim, phổi hoặc hệ tuần hoàn.
Da có màu xanh hoặc tím có thể là triệu chứng của một số bệnh tim như suy tim, đau tim, bất thường về tim xuất hiện trong khi sinh và khiến máu không đi qua phổi và không thu thập được oxy.
Đọc thêm:
- Thỉnh thoảng bị đau nhói ở ngực có phải dấu hiệu bệnh tim nguy hiểm?
- 3 dấu hiệu có thể nhận biết bệnh tim và ung thư ở bàn tay
Những khối u màu vàng cam, dạng sáp trên da, đặc biệt là gần mắt có thể là do mức cholesterol cao và khuynh hướng di truyền bị tắc nghẽn tim. Đây là dấu hiệu bệnh tim trên da phổ biến và nhận biết khá rõ.
Tình trạng này được gọi là xanthelasma và phát triển dần dần. Các khối u dạng sáp này có thể không gây đau hoặc khó chịu, tuy nhiên, việc xét nghiệm cholesterol là điều cần thiết để phát hiện ra những bất thường đối với sức khoẻ.
Ngoài ra, nồng độ triglyceride (chất béo) trong máu cao nguy hiểm cũng có thể khiến các cục u xuất hiện trên cơ thể. Những cục u trên da của bạn thường xuất hiện theo nhóm, được tạo thành từ các chất lắng đọng cholesterol béo.
Mà chỉ số cholestreol cao là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim.
Các cục u vàng này không phải tình trạng xanthelasma mà được gọi là u vàng phát ban.
Tình trạng này cũng do mức cholesterol tăng cao hoặc bệnh tiểu đường tăng vọt. Cục u này có thể trông giống như phát ban, mụn cóc hoặc một tình trạng da dễ lây gọi là u mềm lây. Những cục u này thực chất là các chất lắng đọng mỡ cholesterol do nồng độ triglyceride (một loại cholesterol) trong máu cực kỳ cao.
Tương tự như tình trạng xanthelasma, u vàng phát ban thường do chỉ số cholesterol cao - đây là yếu tố gây ra bệnh tim.
Dấu hiệu bệnh tim trên da được liệt kê tiếp theo đó các các u cục ở ngón tay, chân hoặc cả hai.
Nếu bạn bị nhiễm trùng ở tim hoặc mạch máu được gọi là viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, các cục u đau được gọi là hạch Olser có thể hình thành ở ngón chân, ngón tay hoặc thường là cả hai nơi.
Các hạch này có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày và thường tự biến mất, nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Mặc dù hạch Osler không cần điều trị, nhưng nhiễm trùng gây ra chúng phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Tình trạng này có thể cảnh báo bạn bị nhiễm trùng ở tim hoặc mạch máu.
Các đốm màu nâu hoặc đỏ phát triển ở dưới lòng bàn chân là dấu hiệu của nhiễm trùng tim gọi là viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Không giống như các nốt Osler, các đốm này không gây đau. Các đốm này sẽ biến mất mà không cần điều trị, thường là trong vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, bạn nên đi thăm khám dù không đau để có thể điều trị tình trạng nhiễm trùng.
Phát ban được mô tả là các đốm phẳng có các cạnh nhô lên kèm theo sốt. Nếu con bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn, điều quan trọng là phải điều trị nhanh chóng. Khi không được điều trị, liên cầu khuẩn có thể dẫn đến sốt thấp khớp.
Khi trẻ bị sốt thấp khớp, nó có thể dẫn đến bệnh tim suốt đời. Sốt thấp khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim ở trẻ em.
Vảy nến cũng là một trong những dấu hiệu bệnh tim trên da mọi người nên lưu ý.
Bệnh vảy nến là một bệnh viêm có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn. Viêm mãn tính là nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh vảy nến, khiến da phát triển các vảy thường ngứa và đau.
Các động mạch cung cấp máu cho não và tim nằm trong số nhiều bộ phận của cơ thể bị tổn thương do cùng một tình trạng viêm, khiến cục máu đông dễ hình thành hơn.
Bạn có thể thấy những đốm dày này, được gọi là bệnh gai đen, ở các nếp gấp và nếp nhăn trên da như cổ, nách và bẹn khi cơ thể bạn gặp vấn đề trong việc sử dụng hormone insulin.
Bệnh gai đen là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường. Mặc dù không hẳn là triệu chứng của bệnh tim, nhưng tình trạng kháng insulin ở những người bị bệnh gai đen là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh động mạch vành.
Cục u mịn, giống như sáp trên da cũng là dấu hiệu bệnh tim trên da khá phổ biến.
Tình trạng này có thể cảnh báo bạn có các chất lắng đọng protein trong tim hoặc một cơ quan khác.
Những cục sáp này có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên da. Chúng thường chỉ ra rằng có sự tích tụ protein bất thường trong một cơ quan, chẳng hạn như tim của bạn. Nếu protein tích tụ trong tim, tim sẽ khó hoạt động bình thường.
Một số người nhìn thấy hoa văn có màu xanh lam hoặc tím trên da khi họ cảm thấy lạnh. Khi da ấm lên, hoa văn này biến mất. Bạn cũng có thể nhìn thấy hoa văn này khi dùng một số loại thuốc nhất định. Nếu một trong những loại thuốc này gây ra hoa văn dạng lưới, thì thường không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, hoa văn dạng lưới này cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh gọi là hội chứng thuyên tắc cholesterol, xảy ra khi các động mạch nhỏ bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn có thể dẫn đến các mô và cơ quan bị tổn thương, bao gồm cả tim.
Ngoài dấu hiệu bệnh tim trên da, một số triệu chứng và dấu hiệu khác cũng có thể cảnh báo tim của bạn đang có vấn đề:
- Đau ngực. Bạn có thể cảm thấy đau nhói, cảm thấy nặng nề hoặc như thể có ai đó đang bóp ngực hoặc tim bạn, cảm thấy đau dưới xương ức, đau thắt ngực thường xảy ra khi hoạt động hoặc cảm xúc và sẽ hết khi nghỉ ngơi.
- Hụt hơi kể cả khi hoạt động, nghỉ ngơi hay nằm ngửa.
- Ho hoặc thở khò khè
- Sưng ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân
- Đau, nhức, mệt mỏi, nóng rát hoặc khó chịu ở các cơ ở bàn chân, bắp chân hoặc đùi. Tê ở chân hoặc bàn chân khi bạn nghỉ ngơi.
- Mệt mỏi
- Đánh trống ngực tức là nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Chóng mặt
- Đau nửa đầu
- Các triệu chứng giống như cơn hoảng loạn như lo lắng, đổ mồ hôi và buồn nôn
- Đường màu đỏ hoặc tím dưới móng tay
- Móng tay cong xuống và đầu ngón tay bị sưng
- Chân sưng (phù nề)
Trên đây là những dấu hiệu bệnh tim trên da. Nếu bạn nhận thấy mình có một hoặc nhiều triệu chứng như trên và kéo dài dai dẳng, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác bệnh lý và có hướng điều trị phù hợp.
Nguồn tham khảo: Heart disease: 12 warning signs that appear on your skin