Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm dạ dày như chế độ ăn uống, có phải sống chung suốt đời không, trẻ em có bị không, có bị ung thư không, nguyên nhân gây bệnh… sẽ được giải đáp qua các thông tin sau:
Khi thực hiện xét nghiệm có vi khuẩn HP, nội soi có viêm dạ dày mạn tính thì tình trạng bệnh có nặng không? Bệnh viêm dạ dày có dễ bị ung thư không?
Trả lời: Viêm dạ dày mạn tính và có vi khuẩn HP là giai đoạn nặng của viêm dạ dày cấp, có thể dẫn đến loét dạ dày và ung thư dạ dày. Vì vậy, bạn phải điều trị sớm để tránh bệnh biến chứng nguy hiểm. Bệnh không gây ung thư nếu được điều trị kịp thời.
Khi bị viêm dạ dày, để bệnh nhanh khỏi, bạn nên tránh các thức ăn sau:
- Thực phẩm giàu chất béo: mỡ động vật, nội tạng.
- Thức ăn chiên: thịt rán, khoai tây chiên, đồ nướng.
- Bia rượu.
- Cà phê.
- Thực phẩm có tính axit như cà chua và một số trái cây.
- Nước hoa quả: nước cam…
- Nước giải khát có ga: coca, pepsi.
- Thức ăn cay.
- Thực phẩm gây dị ứng.
Những thực phẩm nên ăn khi bị viêm dạ dày gồm:
- Thức ăn giảm tiết axit dịch vị có thể kể đến như gạo, mỳ, mật ong, bánh ngọt…
- Thức ăn trung hòa axit dịch vị: sữa, trứng.
- Thức ăn mềm, ít xơ như các loại rau củ non như rau đay, rau mồng tơi…
- Đồ uống: nên uống nước lọc; nước khoáng; nước ép hoa quả tươi, chín, ít vị chua.
- Hoa quả: nên ăn các loại hoa quả có vị ngọt, ít vị chua như dưa vàng, chuối, táo, đu đủ… (ăn hoa quả có vị chua sau ăn no).
Để giảm viêm dạ dày nhanh chóng, người bệnh cần ức chế được sự tăng tiết acid trong dạ dày — nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Bạn có thể dùng thuốc ức chế acid (nhóm PPI: emoprazol, esomeprazol…) theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc ngay lúc đau, bạn có thể uống một cốc nước bột sắn hay ăn bánh mì khô để giảm đau.
Bệnh viêm dạ dày thường có những triệu chứng phổ biến như: đau thượng vị, ợ hơi lúc đói, ợ chua, buồn nôn, nôn, đầy bụng, chậm tiêu, đắng miệng, đầy bụng…. Các triệu chứng của bệnh thường không rõ rệt thậm chí ở những giai đoạn nặng bệnh mới có những biểu hiện vì thế thường khiến người bệnh gặp khó khăn trong điều trị.
Bệnh viêm loét dạ dày khá phổ biến nhiều người gặp phải, nhưng không phải không chữa được, nhất là khi phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm. Không nên cố gắng chịu đựng để các triệu chứng tiến triển nặng gây những biến chứng đáng tiếc.
Do vi khuẩn HP có nhiều tyb và trong đó có tyb gây viêm dạ dày. vì thế đã xác định được có mắc viêm dạ dày hay không bạn nên đi thăm khám xét nghiệm. Hoàn toàn có thể diệt được HP bằng thuốc. Tuy nhiên, phải kiên trì theo đúng liệu trình.
Bệnh viêm dạ dày chỉ lây nhiễm khi nguyên nhân do di truyền hoặc do vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP có thể lây lan thông qua nước bọt, dịch tiết dạ dày và nhiều nguyên nhân khác. Cụ thể là lây từ việc nước bọt mớm thức ăn cho trẻ, dùng chung bát hoặc những hành động yêu thương như hôn...
Để chữa trị viêm dạ dày đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, thực hiện theo các chỉ định y khoa. Viêm dạ dày chữa tại các trung tâm y tế, các bệnh viện chuyên về dạ dày. Ngoài ta kết hợp với ăn uống, dinh dưỡng và tập luyện tại nhà để có được kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
Trên đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm dạ dày. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!