10 cách giúp giảm ho do viêm phế quản

10 cách giúp giảm ho do viêm phế quản
Ho là tống không khí ra khỏi phổi nhanh chóng và đột ngột. Ho, cơ chế bảo vệ phổi, nhưng lại gây khó chịu cho bệnh nhân. Ngoài các loại thuốc ho, giảm ho do viêm phế quản còn có thể dùng đến mật ong, nước muối hoặc uống thật nhiều nước.

Trong bệnh viêm phế quản, ho là triệu chứng thường gặp nhất. Thường sẽ là ho đàm, hoặc ho khan. Với triệu chứng ho nhẹ, không khiến bệnh nhân thức giấc giữa đêm, không có chỉ định sử dụng thuốc giảm ho. Khi này các phương pháp giảm ho do phế quản khác lại được ưa chuộng hơn.

1. Uống thật nhiều nước

Khi mắc bệnh viêm phế quản, thường đàm sẽ tập trung nhiều ở khu vực mũi sau. Khi chất nhầy chảy xuống khu vực hầu họng sẽ kích thích và khởi phát ho. Ho là cách giúp dọn sạch các vi khuẩn bám vào bề mặt niêm mạc khí phế quản.

Uống nhiều nước giảm ho do viêm phế quản bằng cách làm loãng các chất nhầy trên niêm mạc, sau đó tống chúng ra ngoài qua cơ chế ho, hắt xì.

2. Sử dụng mật ong

Mật ong có tác dụng làm giảm tình trạng viêm, sưng nề của đường hô hấp, đặc biệt là ở vùng cuống họng.

Một vài nghiên cứu cho thấy vai trò nổi bật hơn hẳn của mật ong trong giảm ho do viêm phế quản tốt hơn các loại thuốc giảm ho thông thường.

giam ho khi bi viem phe quan

- Liều dùng: thường chỉ cần 1 muỗng cà phê đầy mật ong, pha cùng với chanh nóng hoặc trà thảo mộc. Dung dịch này làm dịu cơn ho về đề rất hiệu quả.

* Lưu ý: không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

3. Một cốc nước ấm

Nước ấm làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh trong đó có giảm ho do viêm phế quản. Nước cung cấp độ ẩm, nhiệt độ ẩm của nước làm tình trạng sung huyết ở khí quản.

Có thể pha trà gừng ấm, cũng là một lựa chọn hoàn hảo giảm ho do viêm phế quản. Cho mốt ít gừng tươi vào bát nước ấm, ngâm trong vòng 5-10'. Khi này bạn đã có 1 cốc nước giảm ho do viêm phế quản an toàn và hiệu quả.

Các loại hoa quả, trái cây có vị cay cũng giúp giảm ho do viêm phế quản do dãn cơ ở hệ thống đường hô hấp.

4. Tránh xa các yếu tố gây ho

Một vài người dị ứng với mùi hương nước hoa, các loại hương liệu trong nước giặt, nước xịt phòng. Khi ngửi sẽ kích thích gây ho. Tránh xa các yếu tốt gây ho là cách giảm ho do viêm phế quản an toàn nhất. Ngoài giảm ho, còn tránh nguy cơ dị ứng do tiếp xúc dị nguyên.

5. Nằm đầu cao

Nằm đầu bằng , chất nhầy sẽ chảy ra và kích thích vùng họng gây ho. Tránh tình trạng này nên kê đầu cao 2 gối, sẽ giảm ho đáng kể.

6. Súc miệng bằng nước muối

Ngoài tác dụng dịu đau họng, súc miệng với nước muối còn tiêu đờm và giảm ho do viêm phế quản. Súc miệng với nước muối loại thải các chất dị ứng nguyên, các vi khuẩn ở vùng hầu họng.

Chỉ nên pha 1/2 muỗng cà phê muối cùng 1 cốc nước ấm, súc rửa miệng liên tục, ngày 3-5 lần.

7. Ngưng sử dụng thuốc lá

Sử dụng thuốc lá lâu ngày sẽ làm giảm hoạt động của các lông chuyển lót trong niêm mạc phế quản. Lông chuyển này có vai trò đẩy chất nhầy, bụi bẩn từ trong lòng khí phế quản ra ngoài. Khi lông chuyển không hoạt động các chất nhầy đóng lại, kích thích gây ho kéo dài.

Một vài nghiên cứu cho thấy, tình trạng tương tự cũng xảy ra với cả thuốc lá điện tử (e-cigarettes) và người hút thuốc lá thụ động.

8. Xông hơi

Xông hơi theo phương pháp truyền thống hoặc xả nước nóng trong nhà tắm đóng kín của cũng là biện pháp giảm ho do viêm phế quản hiệu quả. Hơi nóng sẽ giúp làm giảm sung huyết tại niêm mạc phế quản và tiêu đờm.

9. Rửa mũi

Các chất nhầy chảy từ mũi, xoang chảy xuống vùng hầu họng cũng gây ho kéo dài. Rửa mũi thường xuyên không những giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi còn giúp giảm ho do viêm phế quản.

giam ho khi bi viem phe quan -1

10. Các thuốc giảm ho

Khi các biện pháp trên không giảm, cơn ho ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc, gây đau ngực và mệt mỏi kéo dài. Thuốc giảm ho là biện pháp hiệu quả cao.

Giảm ho do viêm phế quả có các loại thuốc sau:

- Dextromethorphan 10-20mg mỗi 24 giờ

- Terpin codein 15-30mg mỗi 24 giờ

- Acetylcystein 200mg x 3 lần/ngày.

Ho là triệu chứng thường gặp và có thể điều trị giảm ho do viêm phế quản bằng các phương pháp không dùng thuốc vừa an toàn và hiệu quả. Chỉ sử dụng thuốc khi các trường hợp bệnh nặng, ho quá nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.


Tác giả: Hồng Phượng