10 cách giúp bạn giảm sốt khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh

10 cách giúp bạn giảm sốt khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh
Sốt là một trong những biểu hiện của cảm cúm/cảm lạnh. Đừng quá lo lắng vì đây là một dấu hiệu cực kì phổ biến - đây là cách mà hệ miễn dịch của cơ thể đang chống lại nhiễm trùng.

Cơn sốt do cảm cúm hay cảm lạnh có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày. Thật không may là nếu như bạn bị sốt cao trên 39 độ C (~ 103 độ F) cơ thể bạn sẽ cảm thấy khá khó chịu và mệt mỏi. Dưới đây là các phương pháp giúp bạn giảm sốt khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh tại nhà/bằng thuốc mà bạn có thể tham khảo.

1. Các phương pháp giảm sốt khi bị cảm cúm/cảm lạnh tại nhà

1.1. Nghỉ ngơi điều độ

Việc hoạt động liên tục có thể làm tăng thân nhiệt của bạn. Khi bị sốt do virus cảm cúm, cảm lạnh thì điều đầu tiên mà bạn cần nhớ chính là nghỉ ngơi để hồi phục và giảm thân nhiệt. Đối với một người lớn bị sốt khoảng 38,9 độc C trở xuống thì khuyến khích nên tích cực nghỉ ngơi và uống nhiều nước bù dịch cho cơ thể.

Uống thuốc không phải lúc nào cũng cần thiết. Một giấc ngủ chất lượng cũng có thể hỗ trợ cho hoạt động chống lại nhiễm trùng của hệ miễn dịch.

10 cách giúp bạn giảm sốt khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh - Ảnh 2.

Giảm sốt khi bị cảm cúm/cảm lạnh cần dựa vào nhiệt độ lên bao nhiêu và có biện pháp thích hợp (Ảnh: Internet)

Lưu ý: Liên hệ với bác sĩ nếu như cơn sốt của bạn đi kèm với triệu chứng đau đầu dữ dội, cổ bị cứng, khó thở hay có những dấu hiệu bất thường khác.

1.2. Bù nước đầy đủ

Sốt có thể dây ra mất nước. Điều quan trọng là bạn cần uống nhiều nước khi bị sốt. Điều này giúp bạn giảm sốt khi bị cảm cúm/cảm lạnh hiệu quả. Hay nói cách khác, uống đủ nước cũng là một phần của phác đồ điều trị những bệnh nhiễm trùng gây sốt như cúm.

>> Uống nước như thế nào là đủ? Công thức tính lượng nước cần bù là gì? Bạn cần nắm rõ để không bị bù dư thừa nước dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.

1.3. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Khi trong nhà có một người bị sốt và bạn cần giảm sốt cho họ thì nên giữ nhiệt độ phòng ở mức mát vừa phải. Không cần đắp chăn hay trải ga bông dày. Lúc này một chiếc chăn mỏng nhẹ mới là thích hợp nhất để giảm sốt khi bị cảm cúm/cảm lạnh.

10 cách giúp bạn giảm sốt khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh - Ảnh 3.

Khi bị sốt cần mặc quần áo mỏng nhẹ, nhiệt độ phòng thích hợp (Ảnh: Internet)

1.4. Mặc quần áo mỏng nhẹ

Nếu bạn muốn giảm sốt khi bị cảm cúm/cảm lạnh thì bạn cũng nên lựa chọn những bộ quần áo mỏng, nhẹ vừa phải. Nên chọn các chất liệu giúp làm mát cơ thể.

Một số báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng việc mặc quần áo quá dày có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, ngay cả khi bạn không bị ốm.

1.5. Dùng khăn mát chườm lên trán và sau gáy

Khăn ẩm, mát chườm trán và sau gáy có thể là một biện pháp giúp thuyên giảm cơn sốt. Ngoài ra bạn có thể chườm mát ở những nơi có nhiệt độ cao như nách hoặc bẹn (khoảng 5 phút/vùng).

2. Sử dụng thuốc giúp hạ sốt khi bị cảm cúm/cảm lạnh

Thực tế thì cơn sốt do cảm cúm rất khó chịu. Kèm theo sốt có thể là các biểu hiện như ớn lạnh, rùng mình và nhức đầu dai dẳng. Lúc này thuốc giảm sốt và đau nhức có thể hiệu quả. Một loại thuốc không kê đơn như Acetaminophen được chấp thuận sử dụng để giảm sốt, ngay cả ở trẻ em.

>> Ớn lạnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Liều dùng thuốc acetaminophen cho người lớn như thế nào?

10 cách giúp bạn giảm sốt khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh - Ảnh 4.

Liều dùng thuốc hạ sốt cần phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng (Ảnh: Internet)

- Đối với chế phẩm uống, bạn dùng như sau:

Dạng thuốc bào chế giải phóng dược chất nhanh: uống 325mg đến 1g uống mỗi 4 đến 6 giờ. Liều tối đa đơn liều là 1g và tối đa 4g trong 24 giờ.

Dạng thuốc bào chế giải phóng dược chất kéo dài: uống 1300mg uống mỗi 8 giờ. Liều tối đa là 3900mg mỗi 24 giờ.

- Đối với chế phẩm đặt trực tràng, liều dùng 650 mg uống mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 3900 mg mỗi 24 giờ.

Liều dùng thuốc acetaminophen cho trẻ em như thế nào?

- Đối với trẻ dưới 12 tuổi thì liều dùng thuốc của trẻ cần dựa theo cân nặng. Cụ thể là từ 10 - 15 mg/kg mỗi liều. Uống cách nhau từ 4 - 6 tiếng và chỉ được sử dụng tối đa 5 liều/24 giờ. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ với mỗi độ tuổi khác nhau của trẻ thì sẽ có những liều dùng khuyến nghị khác nhau.

- Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể dùng các dạng thuốc sau:

+ Đối với dạng regular strength, bạn cho trẻ dùng 650 mg mỗi 4-6 giờ, không được vượt quá 3,25 g trong 24 giờ, dưới sự giám sát của chuyên viên y tế, liều có thể đạt 4 g mỗi ngày

+ Đối với dạng extra strength, bạn cho trẻ dùng 1000 mg mỗi 6 giờ, không được vượt quá 3 g trong 24 giờ, dưới sự giám sát của chuyên viên y tế, liều có thể đạt 4 g mỗi ngày

+ Đối với dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài, bạn cho trẻ uống 1,3 g mỗi 8 giờ, không được vượt quá 3,9 g trong 24 giờ.

3. Khi nào thì cần tới gặp bác sĩ?

Điều quan trọng là bạn cần phải hiểu rằng, không phải tất cả các cơn sốt đều giống nhau. Theo CDC định nghĩa thì sốt là khi thân nhiệt của bạn bằng hoặc hơn 38 độ C. Những cơn sốt nhẹ thường ít được quan tâm hơn nhiều so với những cơn sốt cao.

Mặc dù sốt có thể có lợi vì chúng có thể giúp tiêu diệt vi rút xâm nhập có vấn đề, nhưng sốt cao có thể gây hại cho cơ thể chúng ta , vì vậy việc theo dõi mức độ sốt khi mắc bệnh là rất quan trọng. Thông thường, bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn đang gặp phải bất kỳ các biểu hiện sau đây:

- Thân nhiệt lên 40 độ hoặc cao hơn

- Bị tái sốt sau khi sốt và ho được cải thiện trước đó

- Nếu như cơn sốt kèm theo đau nhức dữ dội, biểu hiện rối loạn tâm thần, ý thức hay bất kì một dấu hiệu bất thường khác.

Nhìn chung, bất kể bạn chọn cách giải quyết cơn sốt của mình bằng cách nào, việc theo dõi cơn sốt là rất quan trọng để thu thập thông tin về nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn. Trong trường hợp sốt cao hoặc dai dẳng, hoặc sốt kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế.

Nguồn: https://vicks.com/en-us/treatments/how-to-treat-the-flu/how-to-reduce-a-fever-associated-with-cold-or-flu


Tác giả: Kim Phụng