Cúm có những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, sau đây là một số triệu chứng điển hình có thể nhận biết cảm cúm:
- Có cảm giác đau rát và ngứa ở cổ họng, tình trạng này xuất hiện trong một vài ngày đầu và biến mất dần sau đó.
- Hắt hơi thường xuyên, đây là dấu hiệu cơ bản dễ nhận biết bạn đang bị cảm cúm. Trong thời gian đầu, người bệnh xuất hiện dịch mũi tiết ra với lượng ít, chảy thành nước. Sau đó tình trạng nặng hơn là dịch mũi có màu vàng, xanh. Điều này chứng tỏ người bệnh đang viêm nặng, kèm theo đó là có thể xuất hiện ho khan, ho có đờm với tần suất nhiều hơn.
- Ngoài ra, có thể xuất hiện những triệu chứng đi kèm như mệt mỏi, chán ăn, sốt cao, người đau nhức…
Nhìn chung, cảm cúm không gây ra nhiều biến chứng, nhưng khi thời tiết ẩm ướt kéo dài lại là môi trường lý tưởng cho bệnh cúm lây lan và phát triển (nhất là vào mùa lạnh).
Một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có tình trạng sức khỏe kém và phụ nữ mang thai, có thể tiến triển thành các trường hợp phức tạp và nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Bệnh có những triệu chứng và thời gian kéo dài tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn. Nói một cách khái quát, đây là bệnh nhẹ và không gây nguy hiểm cho người bệnh.
Cảm cúm là bệnh không quá nguy hiểm nên hoàn toàn có thể điều trị tại nhà (trừ một số trường hợp bị nặng). Sau đay sẽ là một số biện pháp khắc phục chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả nhằm kiểm soát bệnh cúm, cụ thể:
Khi bị cúm, bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà để hồi phục sức khỏe. Cơ thể lúc này sẽ mệt mỏi, mất sức nên bạn hãy ngủ nhiều nhất có thể và tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi bạn hết sốt.
Trong khi nghỉ ngơi, hãy kê thêm chiếc gối trên đầu để giúp thoát dịch mũi và ngủ thoải mái hơn. Việc nghỉ ngơi giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và sớm khỏi bệnh.
Súc miệng thường xuyên có thể giúp giảm sưng cổ họng và làm lỏng chất nhầy, có thể loại bỏ vi khuẩn và các chất dị ứng khỏi cổ họng.
Neil Schachter, MD, giám đốc y tế của Mount Sinai - Viện Hô hấp Sức khỏe Người Do Thái Quốc gia ở Thành phố New York khuyên: “Bạn nên sử dụng một đến hai viên ngậm mỗi ngày. Kẽm giúp tăng cường khả năng miễn dịch, có thể rút ngắn thời gian hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm”. Bạn có thể uống bổ sung kẽm hoặc vitamin tổng hợp chứa kẽm trong mùa cúm.
Ngoài ra, cũng có thể bổ sung kẽm bằng các thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày như thịt đỏ, đậu, đậu xanh, quả hạch, các sản phẩm từ sữa…
Khi bị sốt, cơ thể thường sẽ bị mất nước, vì vậy bạn nên bổ sung đủ nước và chất lỏng. Nước sẽ giúp giữ ẩm cho mũi, miệng và cổ họng, điều này sẽ giúp giảm chất nhầy và đờm tích tụ.
Bạn có thể giữ đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn súp, uống nước trái cây tươi… Để biết mình có uống đủ nước và chất lỏng hay không, bạn chỉ cần quan sát xem mình có đi tiểu thường xuyên không, nước tiểu có màu trong vắt hay vàng nhạt.
Nếu bạn đang bị mất nước thì nước tiểu sẽ có màu vàng đậm hoặc màu hổ phách. Ngoài ra, bạn nên tránh hút thuốc càng nhiều càng tốt vì nó có thể gây kích ứng thêm cho mũi, họng, phổi.
Một số loại thảo mộc có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn tự nhiên. Hoa hồi là một loại gia vị có chứa oseltamivir được chiết xuất theo cách truyền thống. Oseltamivir phosphate (hay còn gọi là tamiflu) là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để tăng tốc độ phục hồi hoặc ngăn ngừa bệnh cúm. Đặc tính kháng virus của nó có hiệu quả chống lại một số loại virus cúm. Các loại thảo mộc khác và trà lá xanh cũng có lợi ích chống vi trùng và chống oxy hóa.
Uống trà thảo mộc nóng có tác dụng làm dịu cổ họng và xoang. Ngoài ra, có thể pha trà thảo mộc với hoa hồi và các loại thảo mộc khác như trà xanh, nghệ, tỏi tươi, đinh hương… Có thể làm ngọt trà thảo mộc với mật ong nguyên chất.
Một số loại tinh dầu giúp bảo vệ bạn chống lại một số loại virus và vi khuẩn. Có nghiên cứu cho thấy rằng tinh dầu trà giúp chống lại virus cúm bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn tốc độ nhân lên của virus. Theo nghiên cứu, dầu cây trà hoạt động tốt nhất khi nó được sử dụng trong vòng hai giờ sau khi bị nhiễm trùng. Điều này cho thấy nó có thể giúp ngăn chặn virus cúm sinh sôi.
Trên thực tế, bạn có thể thêm một vài giọt dầu cây trà vào xà phòng rửa tay dạng lỏng hoặc trộn vào kem dưỡng da bạn sử dụng.
Các loại tinh dầu thực vật và thảo dược khác cũng có thể hoạt động như thuốc kháng sinh tự nhiên và thuốc kháng virus. Bao gồm các loại như dầu quế, dầu bạch đàn, dầu phong lữ, dầu chanh, dầu cỏ xạ hương..
Chú ý: Chỉ sử dụng tinh dầu theo chỉ dẫn, không ăn tinh dầu
Virus cúm tồn tại lâu hơn trong không khí khô, đặc biệt không gian trong nhà. Điều này có thể làm cho virus lây lan dễ dàng hơn.
Không khí trong nhà có thể bị khô do sử dụng hệ thống sưởi và điều hòa. Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng thêm độ ẩm trong nhà và nơi làm việc, giúp giảm virus cúm trong không khí. Độ ẩm tốt nhất cho sức khoẻ ở mức 55 đến 65 (đối với người lớn, 40 đến 60 (đối với trẻ em) với nhiệt độ phòng là 26 độ C.
Hít hơi hoặc xông hơi bằng nước có tác dụng làm dịu mũi, xoang, cổ họng và phổi. Không khí ẩm, ấm cũng có thể làm giảm sưng ở mũi và phổi. Hít hơi có thể giúp làm dịu cơn ho khan, khó chịu ở mũi và tức ngực.
Bạn có thể đun sôi một nồi nước nóng, sau đó để nguội xuống khoảng 60 - 70 độ C, chùm một cái khăn lên đầu làm sao cho hơi nước đi thẳng vào mũi, không bay hơi ra ngoài. Lưu ý, giữ mặt và bàn tay của bạn cách xa để tránh bị bỏng. Thêm một vài giọt tinh dầu hoặc hơi thuốc xoa vào nước để có thêm lợi ích chống virus và chống oxy hóa.
Đọc thêm:
- Cảm lạnh khi nhiễm nước mưa: Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Cảm lạnh do điều hòa mùa hè: Nguyên nhân và hướng dẫn sử dụng điều hòa đúng cách
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp nhanh khỏi bệnh hơn. Bạn nên uống nhiều nước, ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế các thực phẩm giàu mỡ, đồ uống có gas hay cà phê…
Những thực phẩm tốt cho bệnh cúm nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như gừng, canh thịt hầm rau củ quả, ăn các loại hạt…
Nếu tình trạng bệnh có tiến triển xấu hoặc người bệnh muốn nhanh giảm các triệu chứng thì có thể sử dụng đến thuốc kháng sinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
Thông thường, thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, nó cũng để lại những tác dụng không mong muốn.
Cảm cúm là bệnh dễ mắc phải khi thời tiết thay đổi hoặc do sức đề kháng của cơ thể kém. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng cũng không thể chủ quan, nhất là người già và trẻ em vì dễ bị tổn thương. Người bệnh có thể phòng chống cảm cúm bằng cách có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và tiêm phòng cúm đầy đủ.
Nguồn tham khảo:
1. 10 Natural Remedies for Flu Symptoms
2. How Do You Cure the Flu Quickly?
3. Flu Symptoms & Complications
4. Flu Treatment: What You Need to Know
Các bài viết của Suckhoehangngay chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.