Được làm mẹ là một niềm hạnh phúc lớn lao xong điều đó cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm. Sau sinh là thời gian cơ thể mẹ rất yếu, bệnh tật có thể xuất hiện và tấn công cơ thể trong lúc này, nếu không được điều trị, sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Hãy đọc bài viết 10 bệnh hậu sản thường gặp mà mẹ bầu nào cũng phải biết để có kiến thức phòng ngừa và điều trị.
Thông thường, một tuần sau sinh, tử cung của mẹ sẽ co lại bằng một nửa kích thước so với khi mang thai. Tiếp một tuần sau đó, mẹ không còn sờ nắn, cảm nhận thấy tử cung nữa. Việc tử cung co lại là điều hoàn toàn tự nhiên và không gây ra bất cứ đau đớn nào cho mẹ. Nếu có cảm giác đau bất thường thì mẹ nên đi kiểm tra để chắc chăn sức khỏe của mình vẫn đang hồi phục tốt.
Đau bụng dưới sau sinh còn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng dạ con, viêm ruột thừa, viêm phần phụ, viêm đại tràng... Do đó không được chủ quan với những cơn đau bụng dưới sau sinh. Trong trường hợp sản phụ đau bụng quá nhiều kèm theo sốt cao thì phải đưa đến bệnh viện kịp thời để kiểm tra và điều trị nếu có bệnh xảy ra.
Đau bụng dưới sau sinh là bệnh hậu sản thường gặp nhất (ảnh Internet).
Táo bón là một trong những bệnh hậu sản thường gặp. Sau sinh nếu chế độ dinh dưỡng của sản phụ mà nhiều đạm, thiếu chất xơ thì nguy cơ mắc bệnh táo bón là không tránh khỏi được. Ngoài ra, việc sợ đau, sợ ảnh hưởng đến vết mổ, viết rạch tầng sinh môn cũng làm cho các mẹ ngại đi đại tiện, do đó tình trạng táo bón càng trầm trọng hơn.
Để tránh táo bón sau sinh, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu phải được đảm bảo nhiều chất xơ, nhiều rau xanh và hoa quả. Uống nhiều nước kết hợp với vận động nhẹ nhàng cũng là cách tốt để cải thiện bệnh táo bón của sản phụ.
Táo bón là một trong những bệnh hậu sản thường gặp ở sản phụ (ảnh Internet).
Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm bệnh có chuyển biến xấu sau sinh. Trong khi sinh, việc dùng sức rặn đẻ sẽ làm búi trĩ sưng to hơn và cảm giác đau rát sẽ kéo dài hơn. Nhiều mẹ bầu vì đau mà nhịn nhưng không biết rằng, càng nhịn thì bệnh càng nặng hơn.
Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước sẽ giúp sản phụ cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Nếu sản phụ có biểu hiện sốt trên 38 độ C và kéo dài hơn 2 ngày thì phải đưa đi kiểm tra ngay bởi có thể đây là dấu hiệu viêm nhiễm tử cung trong thời kỳ hậu sản.
Trong trường hợp không phát hiện kịp thời, bệnh chuyển biến xấu, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Lúc này, sản phụ không được tự ý uống các loại thuốc hạ sốt mà cần đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị an toàn.
Nếu sản phụ sốt cao hơn 38 độ C và kéo dài quá 2 ngày thì cần đi khám ngay (ảnh Internet).
Sản giật sau sinh là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, nó có thể đe dọa đến tính mạng của sản phụ. Dấu hiệu của bệnh sản giật là đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, ù tai, co giật, cuối cùng là hôn mê sâu. Nếu bản thân có các hiện tượng trên, sản phụ nên đi kiểm tra sức khỏe tránh để bệnh trở nặng, khó khăn khi điều trị.
Trong thời gian mang thai, tử cung gây sức ép lớn lên bàng quang để lại di chứng sản phụ bị bí tiểu sau sinh.
Một hệ quả kéo theo khác là nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu rất cao. Dấu hiệu của bệnh là tiểu dắt nhiều lần, đi đái buốt.
Để ngăn ngừa viêm nhiễm, sản phụ cần giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Ngoài ra, sản phụ cần chườm nóng, masage hoặc châm cứu trị liệu vùng bụng dưới để việc tiểu tiện trở nên dễ dàng hơn.
Không chỉ nhiễm trùng đường tiết niệu, sau sinh, sản phụ cũng rất dễ mắc triệu chứng rối loạn đường tiết niệu tức triệu chứng đi tiểu không kiểm soát. Đây được coi là một bệnh thường gặp thời kỳ hậu sản.
Theo các bác sĩ, có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Thứ nhất, do thành âm đạo rách vì tác động của thủ thuật dùng kẹp force trong khi sinh. Thứ hai, do cổ bàng quang bị tổn thương.
Nếu gặp phải trường hợp trên, sản phụ nên đi khám bác sĩ để nhận được phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Rối loạn đường tiết niệu, bệnh thường gặp thời kỳ hậu sản (ảnh Internet).
Rụng tóc là hiện tượng quen thuộc đối với sản phụ sau sinh. Hiện tượng này thông thườn chỉ kéo dài khoảng 1-2 tháng đầu sau sinh và lượng tóc mất đi sẽ nhanh chóng được bù vào khoảng 2-6 tháng kế tiếp.
Sau sinh, sản phụ đều gặp phải những cơn đau lưng đi kèm với hiện tượng phù nề, tê cứng bàn chân bàn tay. Tuy nhiên, sản phụ có thể hoàn toàn yên tâm bởi hiện tượng này không làm nguy hại đến sức khỏe và nó sẽ biến mất khi cơ thể bạn được phục hồi.
Sau sinh, sản phụ đều gặp phải hiện tượng đau lưng và tê nhức chân, tay (ảnh Internet).
Xuất huyết hay còn gọi là sản dịch sau sinh. Thông thường, sản dịch sau sinh sẽ kéo dài từ 2 -3 ngày, nếu lâu hơn thời gian đó, sản dịch vẫn ra nhiều và có màu đỏ tươi kèm theo hiện tượng sốt nhẹ thì sản phụ cần được đưa đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay. Bởi hiện tượng đó có thể là dấu hiệu của xuất huyết muộn sau sinh, tình trạng này xảy ra khi sản phụ bị sót rau hoặc làm sạch rau không đúng cách.
Xuất huyết muộn sau sinh có mức độ nguy hiểm tương đương với băng huyết sau sinh, nếu bệnh không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, sản phụ có nguy cơ tử vong rất cao.
>>>> Xem thêm chi tiết: Hậu sản là gì?