1 trường hợp bị suy thận sau khi ăn đào, đây là những điều cần lưu ý khi ăn loại quả này

1 trường hợp bị suy thận sau khi ăn đào, đây là những điều cần lưu ý khi ăn loại quả này
Mới đây, bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận trường hợp sau khi ăn đào 30 phút sau bà T. phải nhập viện trong tình trạng sốc, tụt huyết áp và bị suy thận sau khi ăn đào. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn đào mà bạn cần nhớ để đảm bảo sức khoẻ.

Suy thận sau khi ăn đào, tụt huyết áp hay sốc phản vệ là một số biểu hiện mà người dị ứng đào hoặc bị ngộ độc thực phẩm gặp phải.

Mùa hè, các loại hoa quả nói riêng và thực phẩm nói chung khi được mua tại những cơ sở không uy tín có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc do ăn phải hoá chất bảo quản hoặc trái cây, thực phẩm hỏng sinh vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hoá.

1. Suy thận sau khi ăn đào

Qua khai thác bệnh sử của bệnh nhân cho thấy: Bà T. sau khi mua đào về từ gánh hàng rong và sử dụng. Sau khi ăn đào được khoảng 30 phút thì bà T. bị đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy liên tục gây ra mất nước nghiêm trọng. Bà T. được gia đình đưa vào viện cấp cứu nhưng do bệnh đã chuyển biến nặng nên được chuyển tới Bệnh Viện Bạch Mai khi có biểu hiện bị sốc, tụt huyết áp và suy thận sau khi ăn đào.

TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khi được phỏng vấn về trường hợp này cho biết:

Về căn nguyên gây ra tình trạng ngộ độc của bệnh nhân T vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, dựa vào những chi tiết bệnh cảnh của bà T. thì có thể phỏng đoán tạm thời 2 nguyên nhân:

- Thứ nhất: Ngộ độc đào cho chất bảo quản dẫn tới suy thận sau khi ăn đào do mất nước nghiêm trọng

- Thứ hai: Trong quả đào đã có sẵn loại vi khuẩn gây bệnh (nguyên nhân này thì ít có căn cứ hơn).

Sau vài ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân T đã cải thiện tốt.

2. Những lưu ý khi ăn đào

- Lợi ích dinh dưỡng từ quả đào

Đào là loại quả phổ biến của mùa hè, từ đào giòn, đào vàng, đào lông,... rất phổ biến. Đào có vị giòn, thơm ngon và đem lại giá trị dịnh dưỡng cao. Tuy nhiên có một số người không nên ăn đào và khi ăn cần phải chú ý một số vấn đề, tránh trường hợp bị suy thận sau khi ăn đào như bà T. kể trên.

+ Thành phần dinh dưỡng cao

Các chuyên gia dinh dưỡng đã ước tính trong một quả đào có trọng lượng trung bình 147 gram thì có khoảng 50 calorie; 0.5gram chất béo; đào không chứa cholesterol và muối; có 15 gram carbohydrate; 13 gram đường, 2 gram chất xơ và 1 gram protein. 

1 trường hợp bị suy thận sau khi ăn đào, đây là những điều cần lưu ý khi ăn loại quả này - Ảnh 2.

Trong đào có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và không cholesterol (Ảnh: Internet)

+ Đáp ứng nhu cầu vitamin của cơ thể

Bên cạnh đó đào còn cung cấp được tới 6% nhu cầu vitamin A và tới 15% nhu cầu vitamin C của cơ thể trong 1 ngày. Ngoài vitamin A và vitamin C thì đào cũng cung cấp các loại vitamin và khoáng chất có lợi khác như vitamin E, vitamin K, vitamin B3, folate, sắt, choline, kali, magie, phospho, kẽm và đồng,...

+ Chống lại một số bệnh tật

Đào có chứa một lượng lớn các chất chống oxy hoá nên có thể giúp hạ kali máu và hạn chế được sự phát triển của những tế bào ung thư, chống viêm da, phòng chống khô mắt; các bệnh tiêu hoá như táo bón, trĩ, dạ dày; giảm stress và lo âu; ăn đào giúp xương và răng phát triển tốt,...

- Ai không nên ăn đào và cần lưu ý gì khi ăn?

+ Phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều đào

Một số quan niệm sai lầm chưa có căn cứ khoa học khi ăn đào đó là: phụ nữ mang thai ăn đào sẽ dễ sảy thai, bé sinh ra cơ thể sẽ có nhiều lông hoặc dễ bị câm điếc bẩm sinh,... Tuy nhiên lý do khiến phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều đào là do đào là trái cây có tính nóng nên việc ăn nhiều đào có thể dẫn tới xuất huyết. 

1 trường hợp bị suy thận sau khi ăn đào, đây là những điều cần lưu ý khi ăn loại quả này - Ảnh 3.

Phụ nữ mang thai ăn nhiều đào có thể gây xuất huyết (Ảnh: Internet)

Nếu muốn ăn đào, chỉ nên ăn từ 2 - 3 quả/1 tuần sẽ không có hại cho cả mẹ và thai nhi.

+ Người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường cũng không nên ăn nhiều đào vì trong đào có chứa một hàm lượng lớn đường (khoảng 7 gram đường/100 gram đào). Vì thế mà ăn nhiều đào có thể khiến đường huyết của bạn bị tăng khiến bệnh chuyển xấu hơn.

+ Người bị xuất huyết giảm tiểu cầu

TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết: "Theo Đông y, đào có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng phá huyết, khử tích trệ, có tác dụng trị kinh nguyệt bế tắc, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết. Do vậy, có thể các bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu, ăn nhiều đào có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng xuất huyết", TS Sơn phân tích.

+ Người bị suy nhược hay bị suy giảm chức năng tràng vị

Do trong đào có chứa các chất dinh dưỡng thực vật khó tiêu hoá, nên việc ăn quá nhiều sẽ dẫn tới gây áp lực cho tràng vị.

+ Người mới ốm dạy hay có dạ dày yếu cũng không nên ăn nhiều đào.

Đại tá, Lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), cũng khuyến cáo rằng, với người đang ốm, nhất là đang bị viêm họng, sốt hay chảy máu cam, ăn đào sẽ khiến tình trạng bệnh tăng nặng.


Tác giả: Anh Dũng