1 người tử vong do bệnh bạch hầu ở Đắk Nông: Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu bất thường vùng hầu họng

1 người tử vong do bệnh bạch hầu ở Đắk Nông: Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu bất thường vùng hầu họng
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông cho biết, ổ dịch bạch hầu xuất hiện tại địa phương đã làm một người tử vong. Bệnh bạch hầu có thể lâm sàng phổ biến nhất là bạch hầu họng.

Theo tin đưa, ổ dịch bệnh bạch hầu xuất hiện tại thôn 6, xã Quảng Hòa (huyện Đắk Glong, Đắk Nông). Ngày 19/6, cháu Sùng Thị H. (9 tuổi) cùng với một người khác ở thôn bị nhiễm bệnh. Ngay sau đó, cháu H. được chuyển lên Bệnh Viện Đa KHoa Đắk Nông trong tình trạng tức ngực, ho nhiều, khó thở. Tại đây, cháu H. tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đời TP.Hồ Chí Minh. Ngày 20/6 thì cháu H tử vong, nguyên nhân gây tử vong được kết luận là do cháu H bị bạch hầu ác tính biến chứng tim.

Dưới đây là một số cách nhận biết dấu hiệu bất thường vùng hầu họng của từng thể lâm sàng khác nhau của bệnh bạch hầu bao gồm:

- Bạch hầu họng, là thể phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 70%

- Bạch hầu thanh quản, chiếm tỷ lệ từ 20 - 30%

- Bệnh bạch hầu mắt, chiếm tỷ lệ từ 3 - 8%

- Bạch hầu da ít phổ biến hơn.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu họng

Thể bạch hầu họng thường có thời gian ủ bệnh là từ 2 - 5 ngày và thường không có các triệu chứng lâm sàng.

- Khi khởi phát có thể quan sát thấy các dấu hiệu sau:

+ Bệnh bạch hầu họng gây ra tình trạng sốt nhẹ, từ 37,5 - 38 độ C

+ Trẻ quấy khóc, da dẻ xanh xao và khó chịu

+ Bị sổ mũi 1 bên hoặc bị sổ mũi cả 2 bên

- Vào thời kì toàn phát (2-3 ngày):

+ Xuất hiện ở họng lớp màng giả, mọc tràn ở 1 hoặc ở cả 2 bên của tuyến hạnh nhân. Trong trường hợp nặng hơn lớp màng giả này có thể bao trùm lên cả phần lưỡi gà và màn hầu. Lớp màng có màu trắng ngà, khi bóc tách sẽ gây chảy máu.

1 người tử vong do bệnh bạch hầu ở Đắk Nông: Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu bất thường vùng hầu họng - Ảnh 2.

Lớp màng giả mọc lan ở cả 2 bên tuyến hạnh nhân (Ảnh: Internet)

Kể cả khi đã thực hiện bóc tách thì chỉ sau một thời gian ngắn là vài giờ lớp màng giả lại tiếp tục mọc lại. Tuy nhiên vùng niêm mạc xung quanh lớp màng giả lại không hề có dấu hiệu bất thường.

+ Xuất hiện hạch cứng ở vùng cổ, khi sờ có cảm giác di động, hạch không đau

+ Sổ mũi, nước mũi có màu trắng

+ Sốt từ 38 - 38,5 độ C

+ Họng đau, nuốt đau

+ Da dẻ xanh xao, người mệt mỏi, mạch đập nhanh

Bệnh bạch hầu họng nếu như được phát hiện sớm và trị liệu tốt theo phác đồ thì sẽ có tiến triển tốt. Trong trường hợp phát hiện muộn, lớp màng giả sẽ lan rộng tới thanh quản và gây ra những chuyển biến xấu về sức khoẻ. Người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện nhiễm độc cực kì rõ ràng chẳng hạn như da bị xanh tái, người mệt lả, biến chứng viêm cơ tim,... Sau đó từ 10 - 15 ngày sẽ xuất hiện dấu hiệu bị liệt hoặc thể bạch hầu ác tính thứ phát.

- Về bệnh bạch hầu ác tính:

Bệnh bạch hầu ác tính tiên phát sẽ xuất hiện và ngày đầu tiên hoặc vào ngày thứ hai của bệnh với triệu chứng là sốt cao, da bị tái xanh, buồn nôn và nôn, khi nuốt bị đau họng. Còn bạch hầu ác tính thứ phát sẽ xuất hiện sau 10 - 15 ngày hoặc cũng có trường hợp chậm hơn là sau 40 - 50 ngày.

1 người tử vong do bệnh bạch hầu ở Đắk Nông: Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu bất thường vùng hầu họng - Ảnh 3.

Hình ảnh lớp màng giả mọc 1 bên tuyến hạnh nhân (Ảnh: Internet)

Nếu bạch hầu ác tính được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì có khả năng chữa khỏi. Nếu không kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến xấu chẳng hạn như:

+ Thể tối cấp gây tử vong sau 24 - 36 giờ với những dấu hiệu khó thở, tiêu chảy, xuất huyết và trụy mạch

+ Thể tiến triển bán cấp với hội chứng ác tính sớm, người bệnh ban đầu thì thuyên giảm, da xanh tái, tim đập nhanh; cho tới ngày thứ 5 - 6 của bệnh thì xuất hiện liệt màn hầu; tới ngày thứ 10 - 15 sẽ xuất hiện biểu hiện bị xuất huyết, trẻ nôn nhiều và biến chứng viêm cơ tim; bệnh nhân bị tử vong đột ngột do trụy mạch không hồi phục.

2. Nhận biết bệnh bạch hầu thanh quản

Là bệnh xảy ra sau khi màng giả bị lan tràn xuống thanh quản, hay nói cách khác là bệnh xảy ra sau bệnh bạch hầu họng. Bạch hầu thanh quản thường xảy ra đối với trẻ trong độ tuổi từ 2 - 5 tuổi.

Các giai đoạn phát triển của bệnh bạch hầu thanh quản bao gồm:

- Giai đoạn 1: đây là giai đoạn xuất hiện dấu hiện khàn giọng và mất tiếng. Trẻ bị sốt nhẹ (khoảng 38 độ C) và mệt mỏi. Một số trẻ bị ho, ho thành tiếng to ông ổng hoặc ho khan với giọng khàn. Các dấu hiệu này kéo dài từ 1 - 2 ngày.

- Giai đoạn 2: là giai đoạn trẻ bị khó thở do lớp màng giả bị lan xuống thanh quản khiến thanh quản hẹp và phù niêm mạc và xảy ra co thắt các cơ ở họng khiến trẻ bị khó thở theo từng cơ co rút dưới xương ức hay bị khó thở liên tục.

Tình trạng khó thở này gọi là khó thở chậm, cụ thể khi khi vào trẻ sẽ có cảm giác thở khó kèm theo tiếng rít và có sự co kéo trên - dưới xương ức, phần trên xương đòn và khoảng gian sườn. Nếu như được mở khí quản trẻ sẽ hết khó thở ngay.

- Giai đoạn bị ngạt thở, trẻ có biểu hiện vật vã, xỉu dần, thở nhanh, cạn, da bị tím tái và mạch nhanh, nhỏ. Tuy nhiên lúc này mở khí quản thường ít có hiệu quả.

Các giai đoạn này thường xảy ra và kéo dài từ 5 - 7 ngày.

3. Triệu chứng bệnh bạch hầu mũi

Bệnh bạch hầu mũi là bệnh thường đi kèm với bệnh bạch cầu họng, có một số ca thì có biểu hiện bệnh riêng lẻ, quan sát thấy có màng giả mọc ở mũi theo tỷ lệ khoảng 1,5% và là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Bạch hầu mũi diễn ra âm ỉ, trẻ sốt nhẹ, da xanh tái, người gầy, ăn hay bị nôn trớ kèm theo ngạt mũi, sổ mũi. Khi quan sát thấy nước mũi có màu trắng hoặc có thể có lẫn máu.

Bnhân tử vong do suy kiệt cơ thể hoặc bị biến chứng ở phổi.

4. Ít phổ biến - bạch hầu da

Bạch hầu da là thể lâm sàng của bệnh bạch hầu ít gặp. Bệnh xảy ra khi có những tổn thương dạng loét ở bên ngoài da như chốc lở, bị chàm, xây xát da,... Quan sát thấy xuất hiện lớp màng giả màu hơi xám, dính chặt vào phần niêm mạc gây ra chảy máu khi bóc tách.

Ngoài ra còn có bạch hầu ống tai ngoài, hậu môn, sinh dục là các hình thái của bạch hầu da và niêm mạc; chúng thường có tổn thương loét và có màng giả.


Tác giả: Anh Dũng