Người mắc bệnh huyết áp cao không thấy có triệu chứng dễ gây nhầm lẫn hoặc chủ quan trong cách phòng bệnh, là nguyên nhân gây ra tỉ lệ thương vong cao. Dưới đây là điều người bệnh nên làm để tránh rủi ro đáng tiếc.
Những cảm giác và khả năng chịu đựng ở những mức độ khác nhau về bệnh cao huyết áp ở mỗi người sẽ khác nhau. Thường thì mọi người sẽ có những cảm giác khó chịu, cơ thể không được thoải mái.
Cơ thể người bệnh sẽ lại thay đổi dần để thích nghi với tình trạng bệnh nếu huyết áp chỉ tăng lên một cách chậm rãi. Khái niệm "cao huyết áp không có triệu chứng" xuất hiện từ đó.
Không có triệu chứng ở đây nên được hiểu là có triệu chứng ít nhưng chúng ta đã thay đổi và quen với triệu chứng đó, dẫn đến không nhận thấy dấu hiệu của bệnh.
Trong kết quả lâm sàng cho thấy, có tới hơn một nửa số bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp ở mức độ nhẹ hoàn toàn không có biểu hiện rõ ràng của triệu chứng. Về mặt giới tính, do nam giới có khả năng chịu đựng tốt hơn nên bệnh cao huyết áp sẽ tự nhiên tăng cao lên một cách từ từ.
Có một chú ý rằng, bệnh huyết áp cao không có triệu chứng thì tức là bạn không có bệnh, suy nghĩ sai lầm này khiến cho người bệnh không chữa trị và điều trị đúng cách. Đó cũng là lý do tại sao, các bác sĩ thường nói rằng, bệnh huyết áp cao không có triệu chứng thì gây tử vong nhiều hơn trong khi cơ thể không hề có triệu chứng bất thường nào.
Một khi huyết áp tiếp tục tăng cao, chắc chắn sẽ gây ra tổn thương đến tim, não, thận hay các mạch máu lớn nhỏ trên toàn cơ thể, thậm chí có thể dẫn tới bệnh tim mạch vành, đột quỵ não, suy thận và những dấu hiệu bệnh nặng hơn.
Có rất nhiều người vì bất ngờ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, đi đến bệnh viện cấp cứu mới phát hiện ra là vừa bị chứng bệnh cao huyết áp tấn công. Bệnh huyết áp cao ở thời kỳ đầu thường không có bất kỳ một triệu chứng nào, đó chỉ là một số dấu hiệu nhỏ rất dễ bị người bệnh bỏ qua. Giáo sư Ngô Tuấn - Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện số 1, Đại học Y khoa Quảng Châu nhắc nhở, khi xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, đánh trống ngực hay tiểu đêm nhiều lần và cơ thể mệt mỏi với các triệu chứng khác, thì nên chú ý đến việc kiểm tra bệnh tăng huyết áp.
Nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao có thẻ xảy ra với những người có tiền sử gia đình có người bị cao huyết áp, bản thân bị đái tháo đường, mỡ máu, béo phì và chế độ ăn uống nhiều muối lâu dài, những thói quen xấu như ngồi nhiều ít vận động
Khi phát hiện mình bị huyết áp cao, có phải ngay lập tức uống thuốc điều chỉnh huyết áp hay không? Thực tế câu trả lời là không. Điều cần làm đầu tiên là người bệnh nên tự bình ổn mức độ cao huyết áp. Còn đối với những người vừa mắc huyết áp trong thời gian ngắn, bệnh ở mức độ nhẹ, khoảng từ 03 - 06 tháng, người bệnh có thể điều chỉnh các thói quen sinh hoạt hàng ngày để đề phòng huyết áp tiếp tục tăng cao hơn, cụ thể như sau:
Theo chuyên gia thì lượng muối được phép ăn hàng ngày không nên vượt quá 05 gram muối mỗi ngày, nên ăn dầu thực vật, không nên ăn dầu động vật, nên bổ sung và ăn nhiều trái cây với rau củ quả tươi, ăn nhiều chất xơ hơn, vitamin trong trái cây tươi và rau, ngũ cốc thô và các thực phẩm tương tự.
Mỗi ngày nên tập thể dục trong vòng 1 tiếng đồng hồ các bài tập mà bạn cảm thấy phù hợp, hiệu quả. Người trẻ thì có thể chạy chậm, bơi hay các bài tập khác mà bạn cảm thấy yêu thích. Tuy nhiên người bị bệnh huyết áp cao thì không nên tập nâng tạ hoặc các bài tập quá nặng.
Đối với người cao tuổi thì đi bộ được cho là giải pháp tốt nhất, miễn là bản thân không mắc cách bệnh liên quan đến khiếm khuyết vận động hoặc bệnh lý liên quan đến phổi. Các bài tập chậm như: Thái cực quyền nếu không đủ để cải thiện huyết áp thì cũng không được khuyến khích tập.
Cần chú ý là phải giải tỏa áp lực căng thẳng hàng ngày với nhiều hình thức khác nhau. Để tâm trạng luôn trong trạng thái cân bằng thì hãy học cách loại bỏ áp lực, sống đơn giản thư thái.
Một giấc ngủ không tốt sẽ khiến cho huyết áp bị kích thích mà tăng cao lên, có hại lớn cho mạch máu. Vì vậy bạn nên ngủ đủ giấc, ngủ ngon.
Hai loại chất kích thích trên đây được xem là không có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với người có bệnh huyết áp.
Để ngăn ngừa huyết áp cao khi không có triệu chứng thì ngoài việc phát triển một lối sống lành mạnh, việc đo huyết áp thường xuyên là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Đối với những người không có tiền sử gia đình bị bệnh tăng huyết áp, kiến nghị đo huyết áp hàng năm từ khi sau 35 tuổi trở lên. Những người có nguy cơ cao bị huyết áp cao, tốt nhất là nên đo huyết áp hàng ngày.