Tìm hiểu về mối quan hệ giữa hen phế quản và trào ngược dạ dày thực quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa hen phế quản và trào ngược dạ dày thực quản
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh hen phế quản (hen suyễn) thường có khả năng mắc trào ngược dạ dày cao gấp đôi những người khác. Khoảng 75% người trưởng thành bị hen phế quản cũng có khả năng mắc trào ngược dạ dày. Mối quan hệ chính xác giữa hen phế quản và trào ngược dạ dày là gì?

1. Hen phế quản và trào ngược dạ dày thực quản

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh hen phế quản (hen suyễn) thường có khả năng mắc trào ngược dạ dày cao gấp đôi những người khác. Khoảng 75% người trưởng thành bị hen phế quản cũng có khả năng mắc trào ngược dạ dày. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra những liên quan giữa bệnh hen phế quản và trào ngược dạ dày dưới đây.

2. Tại sao trào ngược dạ dày nên khiến bạn bị hen suyễn?

Hen phế quản và trào ngược dạ dày trên thực tế có liên quan đến nhau và có hai khả năng khiến những người bị trào ngược dạ dày có nguy cơ bị hen suyễn, cụ thể:

Đầu tiên, khả năng xảy ra đó là dòng axit dạ dày lặp đi lặp lại vào trong thực quản khiến niêm mạc họng cũng như đường dẫn khí đến phổi bị tổn thương. Chính điều này khiến cho bạn cảm thấy khó thở, xuất hiện những cơn ho dai dẳng

Ảnh 2.

Mô phỏng dòng acid dạ dày (Ảnh: Internet)

Việc tiếp xúc thường xuyên với axit cũng có thể khiến phổi nhạy cảm hơn với các chất kích thích, chẳng hạn như bụi và phấn hoa, tất cả đều được biết là nguyên nhân gây ra hen suyễn.

Khả năng thứ hai đó là do trào ngược dạ dày có thể kích hoạt phản xạ thần kinh bảo vệ. Phản xạ thần kinh này làm cho đường hô hấp thắt lại để ngăn axit dạ dày xâm nhập vào phổi. Việc hẹp đường thở có thể dẫn đến các triệu chứng hen suyễn, chẳng hạn như khó thở.

3. Tại sao hen suyễn lại gây trào ngược dạ dày?

Nếu như trào ngược dạ dày khiến các triệu chứng của hen phế quản nặng hơn thì hen suyễn cũng có thể làm trầm trọng cũng như gây ra các triệu chứng trào ngược axit. 

Những thay đổi trong lồng ngực, trong bụng khi bị hen suyễn sẽ làm nặng thêm trào ngược dạ dày. Khi phổi sưng lên, áp lực lên dạ dày tăng lên có thể khiến các cơ thường ngăn chặn chứng trào ngược axit trở nên khó kiểm soát. Điều này cho phép axit dạ dày chảy ngược vào thực quản.

Những thông tin trên chứng tỏ mối quan hệ giữa hen phế quản và trào ngược dạ dày, hen suyễn có thể làm triệu chứng của trào ngược axit nặng thêm và ngược lại, trào ngược axit khiến hen suyễn trở nên nguy hiểm.

4. Triệu chứng hen phế quản và trào ngược dạ dày thực quản

Ợ nóng chính là triệu chứng nhiều người phải đối mặt khi bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, ở một số người, trào ngược dạ dày có thể xảy ra mà không gây ợ nóng. Thay vào đó, các triệu chứng có thể là liên quan đến bệnh hen nhiều hơn, chẳng hạn như ho khan mãn tính hoặc khó nuốt.

Các triệu chứng của hen phế quản và trào ngược dạ dày có thể liên quan đến nhau nếu:

- Hen suyễn bắt đầu xảy ra ở người trưởng thành

- Hen suyễn nặng hơn sau bữa ăn hoặc tập thể dục quá độ

Ảnh 5.

Hen suyễn nặng hơn khi tập thể dục quá sức (Ảnh: Internet)

- Trong đồ uống có cồn khiến các triệu chứng hen suyễn xảy ra

- Triệu chứng hen phế quản xảy ra vào ban đêm hoặc trong khi nằm xuống

Ở trẻ em, đặc biệt là những bé còn nhỏ thì những triệu chứng trào ngược dạ dày thường khó xác định, đa số nó sẽ gây nôn mửa, buồn nôn thường xuyên, lười ăn hơn nhưng không có hại cho sức khỏe. Một số trường hợp sẽ gây chậm phát triển.

Để kiểm soát hen phế quản và trào ngược dạ dày, bạn nên chú ý thay đổi lối sống, thực hiện giảm cân và bỏ hút thuốc lá. Ngoài ra nên tránh sử dụng một số thực phẩm như: socola, thực phẩm giàu chất béo, trái cây có múi,...

Ngoài ra nếu như trường hợp bệnh nguy hiểm, không thể tự kiểm soát, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất về hen phế quản và trào ngược dạ dày, từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất.

Nguồn: https://www.healthline.com/health/gerd/asthma#1


Tác giả: Lan Anh