Tìm hiểu chung về bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai

Tìm hiểu chung về bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai
Đau mắt đỏ là một căn bệnh phổ biến với mọi đối tượng, lứa tuổi. Đặc biệt, đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai rất dễ xảy ra do trong thai kỳ, do hệ miễn dịch bị suy giảm làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là một hiện tượng nhiễm trùng ở mắt, có thể do vi khuẩn hoặc virus hay dị ứng gây ra. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đau mắt đỏ đã được nghiên cứu cụ thể là do virus Adenovirus, vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.

Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân thường gặp những triệu chứng điển hình như đỏ một bên hoặc hai bên mắt, mắt cảm giác có sạn bên trong, dịch tiết chảy ra ở một hoặc 2 bên mắt, chảy nước mắt nhiều và liên tục. Người bệnh cũng có thể gặp các dấu hiệu như cộm, xốn, ngứa trong mắt.

1. Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, yếu tố phổ biến hơn cả là do vi khuẩn hoặc virus. Phân biệt bệnh đau mắt đỏ do virus hay vi khuẩn gây ra có thể qua một số dấu hiệu như:

- Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Người bệnh có triệu chứng mắt tiết nhiều ghèn màu xanh hoặc vàng cả ngày và đêm. Đôi khi phụ nữ mang thai sẽ bị sung mí mắt ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.

- Đau mắt đỏ do virus: Người bệnh đỏ mắt nhưng ghèn chỉ tiết nhiều ở 1 hoặc 2 bên mắt sau khi ngủ dậy.

Tìm hiểu chung về bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai - Ảnh 2.

Đau mắt đỏ có thể do vi khuẩn. virus hoặc dị ứng gây ra (Ảnh: Internet)

2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai

Giống như những bệnh nhân bị đau mắt đỏ khác, phụ nữ mang thai khi mắc bệnh cũng xuất hiện những triệu chứng điển hình như đỏ mắt, ngứa và cộm xốn.

Tuy nhiên, có một số triệu chứng đặc trưng chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ là mắt chảy ghèn đặc, sung phù ở mí mắt sưng lên. Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh cũng thường xuyên cảm thấy chói mắt, thậm chí là đau nhức mắt và ngứa mắt.

3. Điều trị đau mắt đỏ trong thai kỳ

Là một căn bệnh lành tính nên bệnh đau mắt đỏ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi rất thấp. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể ảnh hưởng không tốt sự phát triển khỏe mạnh của bé.

Chính vì vậy, các bà bầu không được tự ý xông lá, đắp thuốc, áp dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng hay dùng lại đơn thuốc cũ của bệnh nhân khác để điều trị đau mắt đỏ. Điều này có thể làm bệnh kéo dài và trầm trọng hơn.

Tìm hiểu chung về bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai - Ảnh 3.

Chảy ghèn đặc, sưng mí mắt là dấu hiệu của đau mắt đỏ đặc trưng ở phụ nữ mang thai (Ảnh: Internet)

Ngoài ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do thai nhi còn rất nhỏ và nhạy cảm với thuốc nên phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng bất cứ loại thuốc gì. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối về liều lượng cũng như thời gian sử dụng.

Các loại thuốc điều trị đau mắt đỏ như Toeyecin và Hylene có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai nhưng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid như Clodexa, Nemydexa,… chống chỉ định cho phụ nữ mang thai vì nó có ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Thay vào đó, các mẹ bầu mắc bệnh đau mắt đỏ nên nghỉ ngơi nhiều hơn và uống nhiều nước để mắt được thư giãn.

4. Phòng chống đau mắt đỏ cho phụ nữ mang thai

Tìm hiểu chung về bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai - Ảnh 4.

Trong thời gian mang thai, phụ nữ thường có sức đề kháng yếu, thể trạng luôn suy nhược và hệ miễn dịch kém nên dễ mắc bệnh - Ảnh Internet

Trong thời gian mang thai, phụ nữ thường có sức đề kháng yếu, thể trạng luôn suy nhược và hệ miễn dịch kém nên dễ mắc các bệnh gây ra bởi vi khuẩn hay virus. Chính vì vậy, mẹ bầu nên nghỉ ngơi điều độ, uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, trong mùa dịch đang phát triển mạnh mẽ, phụ nữ có thai cũng cần hạn chế đi đến những nơi đông người vì bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây. Nên sử dụng khẩu trang và đeo kính râm khi đi ra ngoài. Đặc biệt không nên lấy tay dụi mắt và phải thường xuyên vệ sinh mắt – mũi – họng.

Mẹ bầu cũng nên lưu ý rửa tay thường xuyên và vệ sinh mắt thật kỹ khi đi bên ngoài về. Nước muối sinh lý 0.9% là dung dịch tốt nhất để nhỏ mắt thường xuyên, giúp rửa trôi các loại vi khuẩn, virus, các chất dịch tiết từ mắt và làm dịu mắt. Khi phát hiện bị đau mắt đỏ, mẹ bầu nên ngay lập tức đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được điều trị kịp thời.


Tác giả: Anh Dũng