Làm sao để chăm sóc mẹ bầu bị sởi an toàn và tránh nguy hiểm tới thai nhi? Khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Làm sao để chăm sóc mẹ bầu bị sởi an toàn và tránh nguy hiểm tới thai nhi? Khi nào thì cần gặp bác sĩ?
Việc chăm sóc bệnh nhân bị sởi rất quan trọng, đặc biệt là ở phụ nữ có thai. Nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách bệnh sẽ rất nhanh khỏi và không để lại biến chứng nguy hiểm. Làm sao để chăm sóc mẹ bầu bị sởi an toàn và tránh nguy hiểm tới thai nhi? Khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Việc chăm sóc mẹ bầu bị sởi không chỉ giúp điều trị các triệu chứng bệnh, đẩy lùi bệnh mà còn giúp phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra để kịp thời có hướng giải quyết chính xác. Chế độ dinh dưỡng và việc vệ sinh cơ thể người bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn hay thuyên giảm nhanh chóng.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc mẹ bầu bị sởi an toàn và hiệu quả ngay tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý bà bầu không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh sởi mà không có chỉ định của bác sĩ, tránh nguy hiểm tới thai nhi.

1. Chăm sóc mẹ bầu bị sởi sốt cao

Sốt là triệu chứng thường gặp đối với những ai bị sởi nói chung và bà bầu nói riêng. Nếu tình trạng sốt quá cao, bạn nên chú ý:

- Dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol với liều lượng không quá 60mg/kg/ngày. Nên cho mẹ bầu uống 4 lần trong 24 giờ để giảm sốt.

- Nên để người bệnh nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ và tránh bị gió lạnh lùa vào.

- Khi sốt cao sẽ xảy ra tình trạng mất nước, cần cho mẹ bầu uống đủ nước, nếu là nước hoa quả thì càng tốt hơn.

>> Ngoài ra, sốt cao ở bà bầu còn gây ra nhiều nguy hiểm khác cho thai nhi. XEM NGAY!

Chăm sóc mẹ bầu bị sởi khi sốt cao cần chú ý sử dụng thuốc paracetamol

Chăm sóc mẹ bầu bị sởi khi sốt cao cần chú ý sử dụng thuốc paracetamon (Ảnh: Internet)

2. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Người bệnh bị sởi sẽ có viêm long tại mắt và răng miệng. Vậy nên để chăm sóc mẹ bầu bị sởi, bạn cần vệ sinh da, răng, miệng, mắt hằng ngày để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

- Tắm, lau người và vệ sinh răng miệng bằng nước ấm, xà phòng và khăn mềm. Nên tắm ở nơi kín gió và thao tác nhanh, tránh tắm quá lâu.

- Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

- Không cần kiêng nước, việc này sẽ ảnh hưởng đến việc vệ sinh dẫn đến viêm da, viêm mũi họng, không phát hiện kịp thời được chứng loét giác mạc,...

3. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Khi bị sởi, mẹ bầu sẽ rất chán nản và không muốn ăn do bị viêm loét miệng, nhiều người còn bị nôn và tiêu chảy. Nhưng điều này chính là lý do mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng để đáp ứng cho sự sống của thai nhi.

- Đảm bảo cho mẹ bầu ăn đủ chất của 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột, chất đạm (thịt, cá, trứng), chất béo và vitamin, khoáng chất (rau của quả).

- Các thực phẩm chế biến cần mềm, dễ tiêu và nấu chín, cho mẹ bầu ăn thành nhiều bữa khác nhau và chế biến theo khẩu vị của mẹ bầu.

- Không kiêng khem vì có thể không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho thai nhi.

- Không dùng các gia vị gây khó tiêu khi chăm sóc mẹ bầu bị sởi.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp chăm sóc mẹ bầu bị sởi

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp chăm sóc mẹ bầu bị sởi (Ảnh: Internet)

>> Xem thêm: Phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì?

4. Chú ý cách ly khi chăm sóc mẹ bầu bị sởi

Bệnh sởi lây lan rất nhanh và có thể bùng dịch bất cứ lúc nào. Vậy nên mẹ bầu cần được cách ly, tránh người đến thăm hỏi, động viên. Người chăm sóc nên đeo khẩu trang để tránh lây lan và mắc bệnh.

5. Phát hiện sớm các biến chứng

Khi chăm sóc mẹ bầu bị sởi, nếu có những vấn đề sau thì cần lưu ý:

- Ban đỏ đã hết nhưng vẫn còn sốt hoặc sốt tái phát khi đã hạ.

- Bệnh nặng hơn, thở khó, nhịp thở nhanh

- Người mệt mỏi, li bì.

- Họ nhiều hơn, người mệt hơn.

Những trường hợp này cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra để sớm phát hiện các biến chứng, có hướng điều trị phù hợp.

Trên đây là một số biện pháp chăm sóc mẹ bầu bị sởi bạn cần chú ý để thực hiện. Phụ nữ có thai cơ thể thường nhạy cảm hơn vì vậy bạn nên lưu ý để thực hiện đúng, ngăn ngừa bệnh trở nặng và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Nếu như có bất kỳ những dấu hiệu nguy hiểm nào thì cần gặp bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn và điều trị kịp thời.


Tác giả: Lan Anh Nguyễn