Hemoglobin là gì? Chỉ số Hemoglobin cao có ý nghĩa gì? Chỉ số Hemoglobin thấp nghĩa là gì?

Hemoglobin là gì? Chỉ số Hemoglobin cao có ý nghĩa gì? Chỉ số Hemoglobin thấp nghĩa là gì?
Hemoglobin là gì và mọi thông tin xoay quanh thuật ngữ này vẫn là một thắc mắc của nhiều người. Nếu như bạn cũng tò mò với câu hỏi hemoglobin là gì thì bài viết này là dành cho bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ y khoa này.

Hemoglobin là gì? Hemoglobin bình thường là bao nhiêu? Tầm quan trọng đối với cơ thể người của chỉ số hemoglobin là gì?

1. Hemoglobin là gì và nó có ý nghĩa như thế nào?

Hemoglobin là gì? Đầu tiên ta cần phải hiểu hemoglobin có nghĩa là huyết sắc tố. Đây là một dạng protein phức tạp và chứa một phân tử sắt trong cấu tạo của nó. Huyết sắc tố được tìm thấy bên trong các tế bào hồng cầu có trong máu.

Cách viết tắt cho từ hemoglobin là gì ? Hb là cách viết tắt quy định cho từ hemoglobin. Lấy chữ H và chữ B trong âm tiết đầu và cuối của thuật ngữ này.

hemoglobin là gì 2

Chu trình vận chuyển oxy của hồng cầu trong máu (Ảnh Internet)

Chức năng chính của hemoglobin là gì ?

Hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các tế bào trên toàn cơ thể người. Đồng thời oxy sẽ được trao đổi với lượng carbon được thải ra sau quá trình chuyển hóa. Carbon dioxide sẽ đi theo các tế bào hồng cầu quay trở lại phổi và thải ra ngoài theo đường hô hấp. Ngoài ra, huyết sắc tố còn giúp cho độ pH của máu được duy trì một cách ổn định.

2. Cấu tạo của một phân tử hemoglobin là gì?

Như đã nêu ở trên, hemoglobin có chứa một phân tử sắt bên trong cấu tạo phân tử. Đồng thời, mỗi phân tử huyết sắc tố có thể mang đến 4 phân tử oxy để cung cấp cho các tế bào. Những phân tử sắt bên trong hemoglobin là nguyên nhân làm nên hình dạng của hồng cầu. Việc duy trì dạng tròn và dẹp, lõm ở giữa như chiếc đĩa giúp nó dễ dàng di chuyển trong mạch máu.

hemoglobin là gì

Cấu tạo phân tử hemoglobin (Ảnh Internet)

3. Chỉ số hemoglobin là gì và nó được đo bằng cách nào?

Chỉ số hemoglobin còn được gọi là hàm lượng hemoglobin. Chỉ số này sẽ được đo và xác định bằng phương thức xét nghiệm máu. Chỉ số hemoglobin sẽ được đo bằng đơn vị chính thức là g/dL.

Chỉ số hemoglobin bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 12 đến 16,5g/dL. Chỉ số hemoglobin sẽ thay đổi với từng người, từng độ tuổi và giới tính khác nhau. Theo một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, nồng độ hemoglobin bình thường: 

- Của nam giới trưởng thành từ 13,5 đến 18g/dL; 

- Của nữ giới trưởng thành từ 12-16g/dL;

- Đối với trẻ em là từ 14 đến 20g/dL.

4. Chỉ số hemoglobin cao là gì và ý nghĩa thế nào?

Chỉ số hemoglobin cao là thuật ngữ chỉ trường hợp nồng độ hemoglobin trong máu vượt mức bình thường. Một số nguyên nhân có thể khiến nồng độ hemoglobin tăng cao quá mức là :

• Đối với người sống ở vùng đồi núi hay còn gọi là vùng cao;

• Đối với người có bệnh lý về phổi như khí phế thũng hoặc COPD;

• Đối với người mắc bệnh ung thư;

• Người mắc phải rối loạn tủy xương hay còn gọi là chứng đa hồng cầu;

• Người thường xuyên hút thuốc lá;

• Người dùng thuốc epoetin alfa quá liều hoặc không theo chỉ định.

5. Chỉ số hemoglobin thấp là gì và ý nghĩa thế nào?

Hemoglobin thấp là gì ? Hemoglobin thấp là thuật ngữ thường dùng trong y học để chỉ tình trạng thiếu máu. Tình trạng này gây ra bởi nồng độ hemoglobin của người bệnh thấp dưới mức bình thường.

hemoglobin là gì 3

Hemoglobin thấp là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng thiếu máu (Ảnh Internet)

Những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu – hemoglobin thấp là gì ?

• Thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết có trong máu như: Sắt, vitamin B12 hoặc axit folic ;

• Người bị xuất huyết đường tiêu hóa, bị loét hoặc ung thư đại tràng;

• Người bị suy thận mạn;

• Người mắc phải tình trạng mất máu sau tai nạn, chấn thương hoặc sau phẫu thuật;

• Người bị mắc chứng rối loạn sản sinh hồng cầu. Nguyên nhân của việc này là do:

+ Mắc phải chứng rối loạn về tủy xương;

+ Mắc phải những chứng rối loạn di truyền (đơn cử như thiếu máu hồng cầu hình liềm)

• Người bị ức chế tủy xương do hóa trị hoặc do phơi nhiễm phóng xạ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến bệnh thiếu máu TẠI ĐÂY.

6. Triệu chứng thường gặp nếu thiếu hemoglobin là gì?

• Người bị thiếu máu có làn da xanh xao, nhợt nhạt, mất sức sống;

• Thường xuyên yếu mệt, nặng hơn có thể dẫn đến hay ngất xỉu;

• Thường xuyên xảy ra tình trạng đánh trống ngực hay tức ngực, khó thở;

Những người nào sẽ có nguy cơ bị thiếu máu cao?

• Người có số tuổi cao sẽ dễ thiếu máu do bị suy giảm khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng;

• Những người thiếu chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, đặc biệt là chất sắt;

• Những người tập thể dục hoặc làm việc quá sức khiến hồng cầu trong máu có nguy cơ bị phá vỡ;

• Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang trong thời gian mang thai;

• Những người mắc phải các căn bệnh mãn tính, bệnh tự miễn, bệnh về gan, tuyến giáp, viêm ruột;

• Người mắc các bệnh về phổi hoặc về thận;

• Người hay hút thuốc;

• Người đang trong tình trạng mất nước;

7. Cách phòng tránh sự thay đổi thất thường của chỉ số hemoglobin là gì?

• Cần có chế độ ăn đủ chất, đặc biệt là chất sắt. Những thực phẩm giàu sắt là thịt bò, các loại rau có lá màu sẫm, trái cây sấy và các loại hạt ; Cung cấp vitamin B12 cho cơ thể bằng thịt và sữa ; Nước ép các loại quả họ cam quýt và ngũ cốc cung cấp acid folic cho cơ thể ;

• Hạn chế hút thuốc lá ;

• Cung cấp nước thường xuyên và đầy đủ cho cơ thể.


Tác giả: Bảo Nghi