Bệnh hen suyễn do nhiễm trùng đường hô hấp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bệnh hen suyễn do nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp có thể khởi phát cơn hen, cũng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng hen. Cách tốt nhất để đối phó với hen suyễn do nhiễm trùng là phòng ngừa.

1. Hen suyễn do nhiễm trùng là gì?

Ước tính 50% các đợt hen suyễn ở người lớn là do nhiễm trùng đường hô hấp gây ra. Phần lớn các cơn hen suyễn ở trẻ em trong độ tuổi đi học là do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Điều này có nghĩa là các căn bệnh như cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến sự phát triển hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.

Khi bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng viêm để tấn công và phòng thủ. Trong nhiễm trùng đường hô hấp trên (như cảm lạnh, cảm cúm), phản ứng này có thể gây sưng đường thở và kích hoạt sản xuất chất nhầy quá mức. Lâu dần, đường thở nhạy cảm với sự nhiễm trùng, khi bị kích thích sẽ bùng phát các cơn hen.

Hen suyễn do nhiễm trùng phổ biến nhất là do nhiễm virus cảm lạnh thông thường, virus cúm A và virus hợp bào hô hấp RSV. Những virus này làm gia tăng sự nhạy cảm của đường thở và thường gây hen suyễn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi.

Đối với người lớn, chức năng đường thở có thể trở lại bình thường sớm nên ít gây ảnh hưởng. Nhưng ở người lớn bị hen suyễn, chúng khiến làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen.

2. Làm sao để biết bạn bị hen suyễn do nhiễm trùng?

- Triệu chứng khó thở ngày càng gia tăng, khó thở hoặc thở khò khè.

- Bạn cần phải sử dụng đến thuốc hít mũi mới cảm thấy dễ thở hơn. Tần suất dùng thuốc hít mũi ngày càng tăng.

- Ho làm tăng lượng chất nhầy.

- Chất nhầy màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

- Sốt hoặc ớn lạnh.

Ảnh 3.

Hen suyễn do nhiễm trùng có thể gây ra tình trạng sốt hay ớn lạnh (Ảnh: Internet)

- Tăng mệt mỏi.

- Đau họng, rát họng hoặc đau khi nuốt.

- Dẫn lưu xoang, nghẹt mũi, nhức đầu hoặc đau dọc theo xương gò má trên.

3. Phòng tránh hen suyễn do nhiễm trùng

- Vệ sinh cơ thể tốt, tắm rửa hàng ngày. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Bạn cũng nên yêu cầu người thân trong gia đình thực hiện tốt việc này.

- Hạn chế tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hạn chế chạm vào những vật dụng công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang siêu thị,....

- Hạn chế chạm vào mắt, mũi hoặc miệng để tránh lây lan virus.

Ảnh 4.

Hạn chế chạm tay vào mắt, mũi hay miệng (Ảnh: Internet)

- Dùng riêng các vật dụng như khăn, khẩu trang, thuốc hít mũi, máy xông đường thở,....

- Nên tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết trong những năm đầu đời để tránh phát triển bệnh dị ứng và hen suyễn sau này.

- Khám sức khỏe định kỳ. Thăm khám và điều trị sớm khi bị mắc các bệnh nhiễm trùng. Nếu triệu chứng đường thở ngày càng xấu đi thì cần liên hệ bác sĩ gấp.

- Chích ngừa vacxin phòng cúm hàng năm.

4. Điều trị

Để điều trị triệt để, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nhiễm trùng. Tùy vào từng loại nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các phương pháp điều trị hen suyễn do nhiễm trùng là điều trị triệu chứng.

Điều trị triệu chứng hen suyễn do nhiễm trùng có thể bao gồm thuốc giãn phế quản cho các triệu chứng nhẹ, và thuốc steroid cho các cơn hen nghiêm trọng hoặc kéo dài. Thuốc hít steroid đã được chứng minh là có hiệu quả để điều trị cho người bị hen suyễn do nhiễm trùng đường hô hấp. Trong trường hợp nghiêm trọng, cần sử dụng tới các biện pháp thông khí không xâm lấn hoặc xâm lấn.

Thông thường, có nhiều tác nhân dẫn đến 1 cơn hen, nhưng hen suyễn do nhiễm trùng là vấn đề khá phổ biến, đặc biệt ở đối tượng trẻ em. Điều tốt nhất bạn có thể làm là ngăn ngừa các căn bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp. Cố gắng tối ưu sức khỏe tổng thể. Chú ý ăn uống khoa học, tập thể dục, thăm khám bệnh định kỳ, tiêm đủ vac-xin, không hút thuốc lá, không làm việc quá sức, giữ tinh thần vui vẻ,....

Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/diagnosis-and-treatment-of-viral-induced-asthma-3893088


Tác giả: Mai Nhung