Nước Sông Đà nhiễm Styren ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào? Có gây ung thư không?

Nước Sông Đà nhiễm Styren ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào? Có gây ung thư không?
Hiện nay, nước cung cấp cho người tiêu dùng từ nhà máy sông Đà đang có mùi lạ vì nhiễm styren vượt qua mức cho phép. Vậy nguồn nước nhiễm styren có những ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe người sử dụng?

Styren là một hợp chất hữu cơ được sử dụng để dùng sản xuất một số các loại chất có ích như polystyren và nhiều polyme khác. Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm tiêu dùng có sử dụng styren hoặc polystyrene để tạo ra các sản phẩm giày dép, các món đồ chơi, gạch lát nhà và cả những hộp xốp đựng thức ăn cho đến hộp mực máy in. Vì thế, mỗi năm styren được sản xuất lên đến 7 triệu tấn.

Nếu lượng styren chỉ tham gia vừa đủ trong quá trình sản xuất sẽ không gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu lượng styren vượt quá mức cho phép trong nguồn nước hay không khí đều gây nên những hậu quả nghiêm trọng khi chúng là tác nhân chính góp phần gây tổn thương hệ thần kinh và làm suy giảm thị lực, thính giác, thậm chí là làm phát triển bệnh ung thư.

1. Tiếp xúc với Styren ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Styren khi tham gia quá trình tạo nên các hợp chất polystyren, polyme. Tuy nhiên, lượng styren sản sinh trong môi trường quá nhiều thì sẽ gây nên những hậu quả đáng lo ngại cho sức khỏe của con người.

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) của Bộ Y tế ban hành vào năm 2009 thì việc quy định các thông số nằm trong giới hạn cho phép để có thể đảm bảo cho chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cho người sử dụng phải đạt 109 chỉ tiêu. Đối với styren thuộc nhóm chỉ tiêu giám sát thuộc mức độ C, giới hạn tối đa mà nhóm này cho phép là 20 µg/l (tương đương 0,02 mg/l).

Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam - Ông Phùng Chí Sỹ cho biết: Việc người tiêu dùng sử dụng nước ăn uống trong đó có chứa thành phần hàm lượng styren vượt quy chuẩn cho phép của Bộ Y tế, sẽ tùy theo thời gian và hàm lượng tiếp xúc mà sẽ để lại những hậu quả mang tính nghiêm trọng khác nhau.

Hiện nay ở khu vực ảnh hưởng styren được lấy tại nhiều vị trí khác nhau để tham gia vào quá trình xét nghiệm. Nguồn nước sông Đà hiện tại có chứa hàm lượng styren cao hơn mức cho phép từ 1,3 đến 3,65 lần.

2. Ảnh hưởng của styren tới sức khỏe khi tiếp xúc trong khoảng thời gian ngắn

Phơi nhiễm với styren trong thời gian ngắn có thể xảy ra ở nhà, tại môi trường làm việc hay ở bên ngoài. Với nồng độ styren trong nước khi đã được xử lý kỹ càng thường rất nhỏ. Ngoài việc bị phơi nhiễm styren từ trong nước thì con người còn có thể bị phơi nhiễm với styren từ việc hút thuốc lá, từ thực phẩm và trong không khí.

Styren gây ra những ảnh hưởng mang tính chất nghiêm trọng cho sức khỏe dù chỉ tiếp xúc trong khoảng thời gian ngắn vì liên quan đến hệ thần kinh, các hiện tượng kích ứng trên cơ thể con người như:

- Gây ra những kích ứng hệ thần kinh: Trong những trường hợp nặng hơn còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh gây ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, buồn ngủ, mệt mỏi, thậm chí có thể bị trầm cảm.

- Gây ra những kích ứng bên trong: Styren gây ra cảm giác buồn nôn, đau bụng,...

- Gây ra những kích ứng trực tiếp phát bên ngoài: Styren gây ra hiện tượng da bị yếu, viêm da. Ngoài ra, styren còn có ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp từ mũi, mắt, cổ họng gây hen suyễn.

3. Tiếp xúc styren trong thời gian dài có gây ung thư không?

Tiếp xúc với styren trong khoảng thời gian ngắn vượt ngưỡng cho phép cũng cũng đã gây ra những ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe của con người. Vì thế, việc tiếp xúc trực tiếp với styren trong suốt một thời gian dài sẽ gây nên những ảnh hưởng mang tính đặc biệt nghiêm trọng như sau:

- Styren gây nên những ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương: Ảnh hưởng đến các mô thần kinh và não bộ.

- Styren gây nên những ảnh hưởng âm thầm đến bên trong cơ thể: Làm tổn thương gan, ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng của thận.

- Styren gây nên những ảnh hưởng trực tiếp khi phát ra ngoài cơ thể: Khiến thị giác, tính giác trở nên kém hơn, những điều này cơ thể bạn có thể cảm nhận rõ sự thay đổi ngay lập tức.

Theo nghiên cứu việc phơi nhiễm với chất styren lâu dài sẽ gây nên ung thư vú, ung thư dạ dày ở chuột và còn gây ung thư phổi, ung thư gan ở chuột nhắt.

Ảnh hưởng của styren khi con người tiếp xúc trực tiếp gây hậu quả đáng lo ngại. Theo một số nghiên cứu chỉ ra nhóm công nhân sản xuất styren có tỷ lệ mới mắc và tử vong do ung thư bạch cầu cao hơn so với những nhóm công nhân khác. Những bằng chứng chính là khả năng phơi nhiễm của styren dẫn đến tình trạng ung thư tuyến tụy và ung thư thực quản ở con người.

Vì những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nên việc tiếp xúc với styren trong thời gian ngắn hay thời gian dài đều đáng lo ngại và có thể gây ra những tổn thương trực tiếp và kéo dài vĩnh viễn nên con người càng cần để tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình.

4. Những khuyến cáo đối với người sử dụng nguồn nước đang nhiễm styren

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì chất lượng nước uống của Bộ Y tế giới hạn cho phép với styren là không quá 20 μg/lít nước. Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra một mức khuyến cáo là không vượt quá 20 μg cho đồ ăn hay thức uống.

Đối với những hộ dân thuộc quận huyện sử dụng nguồn nước nhiễm styren vượt qua mức cho phép của Bộ Y tế đều được các chuyên gia đưa ra lời khuyến cáo:

- Tạm thời dừng sử dụng nguồn nước không đảm bảo an toàn sức khỏe này.

- Tìm một nguồn nước khác thay thế để để sử dụng cho quá trình ăn, uống cho đến khi cơ quan chức năng tìm được nguồn nước đủ đảm bảo an toàn.

- Trước khi tiếp nhận nguồn nước an toàn mới hãy súc rửa kỹ càng bể chứa nước để đảm bảo cho quá trình sử dụng lâu dài.

- Sử dụng các thiết bị lọc nước than hoạt tính cũng là một biện pháp xử lý nguồn nước bị nhiễm styren.

Ngoài ra, việc phơi nhiễm đối với styren còn xảy ra khi hút thuốc lá, sử dụng các đồ như xốp hay nhựa đều có cấu tạo từ styren. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị phơi nhiễm styren nên hạn chế hoặc bỏ hẳn thuốc lá. Hạn chế sử dụng các hộp xốp hay cốc nhựa đựng đồ ăn nóng để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Styren trong nguồn nước sông Đà vượt ngưỡng cho phép

Nhiều ngày gần đây người dân các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông đều lần lượt phát hiện ra hiện tượng lạ khi nguồn nước sạch được nhà máy nước sạch sông Đà cung cấp cho gia đình sử dụng đột nhiên có mùi khét.

Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết các mẫu xét nghiệm nước từ nguồn nước này đều có hàm lượng styren vượt ngưỡng cho phép từ 1,3 đến 3,65 lần.


Tác giả: Nắng Mai