Xoắn buồng trứng và những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ

Xoắn buồng trứng và những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ
Xoắn buồng trứng (OT) là bệnh cấp cứu phụ khoa không thường xuyên, song nó lại gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.

Xoắn buồng trứng là bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ, thường xảy ra trên buồng trứng có u từ trước và cũng có thể gặp ở người bình thường. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm khi nó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. 

Đặc biệt, căn bệnh này dễ bị nhầm lẫn với đau bụng thông thường nên đôi khi lúc phát hiện ra bệnh cũng là thời điểm bệnh chuyển nặng.

Tuy có những ảnh hưởng nguy hại như vậy, thế nhưng, những thông tin đầy đủ về căn bệnh nguy hiểm này không nhiều người biết. 

Để chị em có thêm các thông tin hữu ích về bệnh xoắn buồng trứng, tạp chí Phòng bệnh (PC) của Mỹ vừa cập nhật những điều cần biết.

1. Đôi nét về bệnh xoắn buồng trứng (OT)

Buồng trứng xoắn hay xoắn buồng trứng (Ovarian torsion hoặc adnexal torsion) xảy ra khi buồng trứng chùng lật và xoắn lại, cắt đứt nguồn cung cấp máu cho buồng trứng, dẫn tới máu trong buồng trứng không thể thoát ra, và máu mới không thể vào để thay thế.

Ảnh 2.

Xoắn buồng trứng là bệnh phụ khoa phổ biến, xảy ra khi buồng trứng chùng lật và xoắn lại gây ra ảnh hưởng tới sự cung cấp máu tới buồng trứng

Và khi tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, và không được điều trị, máu mới không thể vào được, và buồng trứng cuối cùng sẽ chết. Đây chính là vấn đề nghiêm trọng nhất vì nó gây ra những ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản của phụ nữ trong tương lai.

Hoặc có thể hiểu nôm na là xoắn buồng trứng và dây chằng treo buồng trứng, gây tổn hại đến nguồn cung cấp máu. Thực tế, có trên 65% người bị mắc bệnh này là xoắn phần phụ, gồm xoắn buồng trứng và vòi trứng.

Về lâm sàng, xoắn buồng trứng xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Triệu chứng bệnh không đặc thù, khó phân biệt và dễ bị nhầm lẫn các dạng đau bụng thông thường khác. Khu vực bị đau thường ở phần bụng dưới hoặc đôi khi có thể lan đến dưới sườn và vùng háng cùng bên.

Người bị xoắn buồng trứng thường xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, nôn và sốt. Cũng có trường hợp, cơn đau diễn ra không liền mạch, lúc đau lúc không, lặp lại nhiều lần do xoắn và tháo xoắn gây ra.

Xoắn buồng trứng cũng là căn bệnh dễ bị nhầm với viêm ruột thừa, viêm túi thừa với những cơn đau quặn thận, viêm vùng chậu, nang hoàng thể, lạc nội mạc tử cung.

Về sinh lý bệnh, xoắn buồng trứng có thể gây tổn thương tĩnh mạch và động mạch phát sinh phù lan tỏa, căng vỏ bao và tăng áp lực trong buồng trứng, huyết khối động mạch, thiếu máu và nhồi máu.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm trùng và viêm có thể xảy ra gây ra các nguy cơ như phát sinh nang lớn và quái dạng nang trưởng thành lành tính, nang xuất huyết, u nang tuyến, buồng trứng có nhiều nang lớn, gia tăng hội chứng kích thích buồng trứng...

2. Một số giả thiết, sự thật về bệnh xoắn buồng trứng

2.1. Tuổi càng cao nguy cơ xoắn buồng trứng càng giảm 

Theo các chuyên gia ở Bệnh viện Đại học Duke, Mỹ, xoắn buồng trứng phổ biến nhất ở lứa tuổi sinh đẻ, vì vậy khi mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh bắt đầu giảm.

Lý do, khi mãn kinh, buồng trứng thu nhỏ, ít có khả năng bị xoắn, lật, trừ khi có 1 hay hàng loạt u nang xuất hiện trong buồng trứng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa phụ nữ sau mãn kinh hoặc ở các bé gái trước tuổi dậy thì sẽ không mắc bệnh mà tỷ lệ mắc bệnh nhỏ, thậm chí có vài trường hợp, thai nhi nữ khi còn trong tử cung cũng được chẩn đoán mắc bệnh.

2.2. Càng nhiều nang đồng nghĩa nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn

Bất cứ ai khi có nhiều nang thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với người không có u nang. Bởi, đơn giản, một u nang có thể làm mất cân bằng trọng lượng khiến buồng trứng bị lật, xoắn.

Nếu mắc Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), một loại bệnh liên quan đến hoóc môn đặc trưng bởi các khối u nhỏ xuất hiện trên buồng trứng, chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ xoắn trứng. Và trong khi hầu hết các u nang lành tính, đôi khi còn có cả nang khuyết tật gây phát sinh ung thư.

Tuy vậy, cho dù loại nang nào thì người bệnh cũng cần phải điều trị sớm, nếu chỉ là buồng trứng xoắn thì cần phẫu thuật nội soi. Tóm lại, một khi bị đau dữ dội, kéo dài không khỏi thì cần đến bác sĩ để có biện pháp can thiệp sớm.

2.3. Điều trị vô sinh có thể gia tăng xoắn buồng trứng

Những loại thuốc giúp phụ nữ mang thai có xu hướng làm cho buồng trứng lớn hơn, và trứng mọng hơn nên sẽ làm tăng rủi ro lật, xoắn trứng.

Để giảm thiểu nguy cơ, giới chuyên môn khuyến cáo phụ nữ nên duy trì tập luyện thể dục thể thao như tập yoga. Tuy nhiên, cần tránh những môn thể thao cần vận động mạnh quá mức như võ thuật vì nó có thể làm tăng tình trạng xoắn buồng trứng.

2.4. Thuốc tránh thai có thể làm giảm xoắn buồng trứng

Ngoài giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và làm sạch làn da, thuốc tránh thai và các hình thức tránh thai nội tiết tố còn có tác dụng giúp ngăn ngừa u nang buồng trứng, từ đó, dẫn tới làm giảm bệnh xoắn buồng trứng cho phụ nữ.

2.5. Ống dẫn trứng dài có thể làm tăng nguy cơ xoắn trứng

Nhiều phụ nữ có ngón tay, chân , thậm chí cả ống dẫn trứng dài hơn bình thường, theo nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Duke, thì nguy cơ buồng trứng dễ bị lật, xoắn cao hơn so với nhóm có ống dẫn trứng bình thường.

2.6. Xoắn buồng trứng dễ nhầm với bệnh viêm ruột thừa

Do vị trí bị đau của bệnh xoắn buồng trứng nằm ở vùng bụng dưới bên phải nên rất dễ khiến người bệnh hiểu lầm bản thân bị đau ruột thừa. Vì vậy, khi tới khám bác sĩ, bác sĩ có thể cho quét CT để tránh bị nhầm với chứng viêm ruột thừa, căn bệnh còn nguy hiểm hơn cả bệnh xoắn buồng trứng.

Ảnh 3.

Xoắn buồng trứng dễ nhầm lẫn với bệnh viêm ruột thừa. Vì vậy khi đến bác sĩ, người bệnh cần quét CT để có kết quả chính xác

2.7. Xoắn buồng trứng không có nghĩa là mất tất cả

Mặc dù ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, nhưng xoắn buồng trứng không cắt đứt toàn bộ nguồn máu cung cấp đến buồng trứng, đồng nghĩ với việc buồng trứng vẫn có thể hoạt động và ssuwj cắt đứt nguồn cung cấp máu chỉ mang tính gián đoạn.

Trước đây, người ta thường dùng thủ thuật loại bỏ buồng trứng, nhưng nay, ngay cả khi buồng trứng bị tím sẫm, người ta vẫn có thể phục hồi. Tuy nhiên, nếu buồng trứng không thể hồi phục thì sẽ dử dụng phương pháp phẫu thuật loại bỏ để hạn chế nhiễm trùng.

Dù bị xoắn buồng trứng nghiêm trọng đến thế nào, vẫn còn nhiều cách giúp phụ nữ sinh đẻ, miễn là buồng trứng khác còn làm việc, vì vậy việc vô sinh trong trường hợp này là không quá lo lắng.

Tác giả: DNA