Xây dựng bài tập cho trẻ tự kỷ như thế nào?

Xây dựng bài tập cho trẻ tự kỷ như thế nào?
Những bài tập cho trẻ tự kỷ được xây dựng một cách đơn giản và vui tươi sẽ giúp các bé dễ hòa nhập với đám đông và cải thiện khả năng vận động, giao tiếp.

Không chỉ gặp khó khăn trong giao tiếp, trẻ tự kỷ còn bị giới hạn khả năng vận động do đó vận động hợp lí trong khả năng của trẻ là cách can thiệp tích cực và hiệu quả giúp cải thiện tình trạng tâm lí và thể chất của trẻ tự kỷ.

Những bài tập cho trẻ tự kỷ được xây dựng một cách đơn giản và vui tươi sẽ giúp các bé dễ hòa nhập với đám đông và cải thiện khả năng vận động, giao tiếp. 

Dưới đây là danh sách những bài tập cho trẻ tự kỷ mà bố mẹ, thầy cô nên tham khảo để áp dụng:

1. Bài tập cho trẻ tự kỷ 0-1 tuổi: Trò vỗ tay

Đây là bài tập cho trẻ tự kỷ giúp tăng khả năng phối hợp hai bên bàn tay. Bố hoặc mẹ hãy đặt con ngồi đối diện trong lòng. Mẹ vừa hát một giai điệu đơn giản vừa vỗ tay nhẹ nhàng, sau đó cù nách trẻ để khơi gợi sự thích thú. 

Tiếp tục lặp lại đến khi bé bắt đầu làm theo. Ban đầu bạn có thể nắm tay để hướng dẫn bé và giảm dần sự trợ giúp này bằng cách nằm dần về phía cổ tay, cánh tay và bỏ hẳn tay ra khỏi người bé, làm mẫu lại lẫn nữa để ra hiệu cho bé vỗ tay.

Ảnh 2.

Bài tập vận động cho trẻ tự kỷ dưới 1 tuổi (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Cách cho trẻ ăn dặm sai lầm mà nhiều bố mẹ hay mắc phải 

Những sai lầm về giáo dục giới tính bố mẹ phải dừng lại ngay

2. Bài tập cho trẻ tự kỷ 1-2 tuổi: Uốn dẻo: chạm vào ngón cái 

Đây là bài tập nhằm nâng cao sức khỏe cơ thể cũng như sự linh hoạt của bé. Hãy đứng bên cạnh trẻ và tạo tư thế hai tay song song trước ngực, lòng bàn tay úp. Dần dần thực hiện động tác cúi xuống chạm tay vào đầu gối. 

Sau đó, hãy từ từ hướng dẫn bé thực hiện động tác tương tự, lần một với sự trợ giúp của mẹ và giảm dần sự trợ giúp cho đến khi bé có thể tự thực hiện.

3. Bài tập cho trẻ tự kỷ 2-3 tuổi: Đứng trên đầu ngón chân

Mục đích của bài tập này là nâng cao sự dẻo dai của đôi nhân cũng như khả năng cân bằng của bé. 

Hướng dẫn: Ngồi đối diện với trẻ. Từ từ nhấc cao người trên ngón chân cái , giữ tư thế đó trong vài giây rồi từ từ hạ chân xuống sàn. Lặp lại động tác và thu hút sự chú ý của trẻ vào động tác.

Ảnh 3.

Tập cho trẻ đứng bằng ngón chân để tăng linh hoạt chi (Ảnh: Internet)

Cầm cánh tay trẻ và khi bạn từ từ nâng người trên ngón chân cái, nhẹ nhàng năng cánh tay trẻ cho đến khi trẻ cũng đứng trên ngón chân cái. Lại lại động tác nhiều lần cho đến khi trẻ tự đứng trên ngón chân cái của mình. Giảm sự hỗ trợ của mẹ quan mỗi lần thực hiện đến khi bé có thể tự mình làm hoàn chỉnh động tác.

4. Bài tập cho trẻ tự kỷ 3-4 tuổi: Lăn 

Lăn là bài tập nhằm nâng cao thể trạng của trẻ bị tự kỷ.

Hướng dẫn: Để trẻ nằm trên một bề mặt êm, rộng như thảm hay bãi cỏ. Giúp bé nằm ở tư thế duỗi thẳng, hai cánh tay để sát hông, xuôi theo cơ thể. Từ từ lăn bé theo một hướng cho đến khi bé quen với động tác thì mẹ từ từ bỏ tay để bé tự lăn. 

Hãy nhớ hướng dẫn bé cách dừng và cách lăn ngược trở lại. Một lưu ý nho nhỏ là không để trẻ lăn tự do.

5. Bài tập cho trẻ tự kỷ 4-5 tuổi: Nảy bóng

Bài tập dành cho trẻ 4-5 tuổi này sẽ giúp phối hợp giữa mắt, tay và chân. Mẹ hãy làm mẫu cho bé một vài lần và cầm tay trẻ giúp trẻ đạp nẩy bóng. Dần dần buông tay để bé thực hiện một mình khoảng 5 lần động tác này.

Ảnh 4.

Bài tập nảy bóng cho trẻ tự kỷ (Ảnh: Internet)

6. Bài tập cho trẻ tự kỷ 5-6 tuổi: Kéo co 

Với nhóm trẻ lớn hơn, bài tập cho trẻ tự kỷ dạng kéo co sẽ giúp phát triển cơ tay. Bạn và bé mỗi người nắm một đầu dây, hãy tìm cách giao tiếp để bé hiểu cần phải kéo bạn về phía mình. Hãy động viên bé nếu bé có ý định nản chí hoặc không dùng hết sức lực.

Ảnh 5.

Kéo co giúp trẻ phát triển cơ tay (Ảnh: Internet)

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên