Viêm phế quản cấp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Viêm phế quản cấp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh
Nhiều người biết về bệnh viêm phế quản nhưng không phải ai cũng biết căn bệnh viêm phế quản cấp là gì và những nguy hiểm mà căn bệnh mang lại.

1. Viêm phế quản cấp là gì?

Trên thực tế, không nhiều người hiểu viêm phế quản cấp là gì cũng nhưng thông tin cần thiết để giúp bản thân phòng tránh bệnh.

Viêm phế quản cấp hay còn gọi là viêm phế quản cấp tính là bệnh viêm ở niêm mạc phế quản mà trước đó chưa từng có dấu hiệu viêm. Bệnh xảy ra phổ biến vào mùa lạnh và các vi rút, vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu.

Ảnh 1.

Rất nhiều người mắc bệnh nhưng không hiểu rõ viêm phế quản cấp là gì. (Nguồn: Internet)

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất là người cao tuổi, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người có sức khỏe yếu, suy giảm miễn dịch và những người bệnh mãn tính như hen, viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản.

2.  Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp là gì?  

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp chủ yếu là do vi rút và vi khuẩn gây ra, chiếm từ 50 – 90% trường hợp bệnh. Một số loại vi rút điển hình là: Adeno, Myxo, Rhino, Influenza và Herpes.

Ở trẻ em, căn bệnh viêm phế quản cấp thường do vi rút hợp bào hô hấp và vi rút á cúm gây bệnh.

Vi khuẩn điển hình gây bệnh thường do viêm lan từ đường hô hấp trên xuống phế quản gồm: phế cầu, liên cầu, Heamophilus, Influenza, Moraxella catarrhalis. Đây là những vi khuẩn điển hình gây bội nhiễm sau nhiễm vi rút. Vi khuẩn điển hình không gây bệnh như Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia. Thậm chí các bệnh như sốt thủy đậu, ho gà, thương hàn, bạch cầu cũng làm bệnh nhân nhiễm vi rút gây bệnh viêm phế quản cấp.

Bên cạnh nguyên nhân vi rút gây bệnh, các yếu tố hóa lý cũng là nguy cơ gây bệnh viêm phế quản như ammoniac, bụi bẩn, khói thuốc lá, không khí khô ẩm, thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, thể lực yếu, dị ứng nổi mề đay.

3. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp

Hiểu về bệnh viêm phế quản là gì là chưa đủ, mọi người cũng cần hiểu rõ các triệu chứng của căn bệnh để phát hiện bệnh kịp thời. Triệu chứng phổ biến của bệnh viêm phế quản cấp là hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. Bệnh diễn biến theo hai giai đoạn:

-  Giai đoạn đầu kéo dài từ 3 – 4 ngày, đây còn được gọi là giai đoạn viêm khô. Các triệu chứng của giai đoạn bệnh này thường là sốt cao (sốt 39 – 40 độ C, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức xương khớp, cảm giác nóng rát sau xương ức, khó thở, ho khan, ho theo cơn về đêm.

- Giai đoạn hai kéo dài từ 6 – 8 ngày, đây còn được gọi là giai đoạn xuất tiết của bệnh, Các dấu hiệu bệnh ở giai đoạn viêm khô giảm, thay vào đó là triệu chứng ho khạc đờm mủ, phổi có tiếng ran ẩm.   

Ảnh 2.

Triệu chứng phổ biến của bệnh viêm phế quản cấp là ho, sốt. (Nguồn: Internet)

Bệnh viêm phế quản cấp cũng cần được phân biệt với một số bệnh như viêm họng cấp, hen phế quản, ung thư phế quản, phế quản, phế viêm, viêm phổi vi rút. Các bệnh trên đều làm bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho nhưng riêng viêm phế quản cấp thì bệnh sẽ phát triển theo hai giai đoạn như trên.

Viêm phế quản cấp là bệnh lành tính và rất mau lành bệnh. Người lớn chỉ cần điều trị từ 2 tuần là có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, người nghiện thuốc lá sẽ bị ho khạc đờm kéo dài.

Bệnh có các biến chứng như viêm phổi, phế quản phế viêm và thường xuất hiện ở những người bị suy dinh dưỡng, ho kéo dài hàng tháng trời và cơ thể mẫn cảm với không khí bị ô nhiễm, với bụi bẩn.

4. Cách phòng tránh và điều trị bệnh viêm phế quản cấp

Rất nhiều người vẫn chưa biết về cách điều trị cũng như phòng bệnh viêm phế quản cấp là gì cho hiệu quả. Bệnh này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh đối với người bị bội nhiễm hoặc có biến chứng bệnh.

Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn điều trị là: amoxicilin, erythromyxin, cephalexin. Chống co thắt phế quản dùng thuốc theophylin, salbutamol. Thuốc an thần, kháng histamin. Có thể dùng prednisolon đối với các trường hợp ho kéo dài có co thắt phế quản thời gian ngắn  từ 5 - 10 ngày. Bệnh nhân ho khan cần dùng thuốc giảm ho như tecpin-codein, paxeladine. Giai đoạn ho khạc đờm dùng thuốc long đờm.

Ảnh 3.

Bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị (Nguồn: Internet)

Đối với các biện pháp phòng bệnh cũng cần được chú trọng. Người bệnh cần giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh. Đối với môi trường không khí ô nhiễm, người bệnh cần tráng bị kĩ càng để không hít phải bụi bẩn và khí độc. Không được ăn các thức ăn hoặc đồ uống gây dị ứng cho cơ thể, nên bỏ thuốc lá để tránh các bệnh về phổi.

Như vậy, mọi người đã hiểu bệnh viêm phế quản cấp là gì và cách phòng bệnh hiệu quả. Phòng bệnh cần giữ ấm, tránh bị nhiễm lạnh, tránh hít thở phải bụi bẩn, khói, hơi khí độc. Tránh các thức ăn hay thuốc gây dị ứng. Bỏ hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với các tác nhân lý, hoá gây độc.

Tác giả: Quỳnh Anh