Viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm cỡ nào?

Viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm cỡ nào?
Viêm nhiễm phụ khoa là căn bệnh hết sức phổ biến và những phụ nữ đang mang thai là đối tượng dễ mắc nhất, bởi sức đề kháng của chị em sẽ giảm sút đáng kể trong thời kỳ mang thai.

1. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa là căn bệnh mà nhiều chị em mắc phải. Theo số liệu thống kê mới đây cho biết có khoảng 70% phụ nữ Việt Nam bị viêm nhiễm phụ khoa, trong đó phụ nữ đang mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh này nhất, bởi sức đề kháng của chị em sẽ giảm sút đáng kể trong thời kỳ mang thai.

Bị viêm âm đạo khi đi khám trước sinh 10 ngày: Đây là trường hợp mà chị Lê Diệu Hà (27 tuổi, Hải Phòng) mắc phải. Cụ thể là trước sự sinh khoảng 10 ngày, chị hà có đến bệnh viện để khám phụ khoa, và được các bác sỹ ở đây chẩn đoán là bị viêm âm đạo nặng, cần phải đặt thuốc ngay.

Bởi nếu không khỏi trước sinh thì có thể ảnh hưởng đến em bé sau sinh. Nhận được tin báo, chị Hà ngẩn người bởi lần nào đi khám thai chị cũng xét nghiệm nước tiểu và các bác sỹ căn dặn chỉ cần sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ là được.

Ảnh 2.

Khoảng 70% phụ nữ Việt Nam bị viêm nhiễm phụ khoa, trong đó phụ nữ đang mang thai - (Ảnh: Internet)

Chị Hà tâm sự rằng "Lần xét nghiệm mới nhất thì bác sĩ bảo mọi chỉ số đều tốt, chỉ cần giữ sức khỏe đợi đến ngày sinh. Giờ bác sĩ khám phụ khoa bảo bị viêm nặng nên lo quá. Mà mình không hề có biểu hiện gì cụ thể, hàng ngày vẫn rửa và giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ".

Thế nhưng bác sỹ khẳng định, việc xét nghiệm nước tiểu và khám phụ khoa sẽ có thể không cho kết quả giống nhau về mức độ bị viêm nhiễm phụ khoa. Việc bị viêm nhiễm phụ khoa có thể khiến cho em bé bị đau mắt hay viêm họng sau khi chào đời, nếu trong quá trình mang thai người mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa mà không được chữa trị kịp thời. 

2. Viêm nhiễm phụ khoa từ mẹ có lây sang con khi mang thai

Bác sỹ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Bích Ngọc, nguyên Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) cho biết thêm, nếu khi chị em đi làm xét nghiệm nước tiểu, mà bác sĩ thông báo mức độ bạch cầu của bạn từ 3+ trở lên, thì có nghĩa là các bạn nên đi khám lại phụ khoa và điều trị, cho dù thời điểm ấy bạn chưa có dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Bác sĩNgọc còn nhấn mạnh thêm, viêm âm đạo khi mang thai là tình trạng rất phổ biến và là bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà nhiều chị em mắc phải, bởi khi mang thai nội tiết cơ thể thường thay đổi rất nhiều khiến cho các vi khuẩn, virus, nấm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Chính vì vậy, bị viêm âm đạo trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm, có thể gây ra vỡ ối sớm, làm viêm màng ối.

Nguy hiểm hơn đó là có những tác nhân gây bệnh xuyên qua màng ối, cư trú trong cơ quan hô hấp của bé, đợi khi bé chào đời các vi khuẩn có hại sẽ phát tác, khiến cho trẻ gặp phải những viêm phổi sơ sinh. Bởi khi còn nằm trong bụng mẹ, bé được cung cấp oxy từ mẹ, nhưng khi chào đời bé phải tự thở và tự hoạt động độc lập, nên đây sẽ là cơ hội cho vi khuẩn có hại phát tác.

Con dễ mắc bệnh nếu mẹ bị viêm nhiễm vùng kín: Trước những hậu quả xấu có thể xảy ra với em bé khi chào đời nếu người mẹ bị viêm nhiễm vùng kín khi mang thai, bác sỹ Nguyễn Bích Ngọc đưa ra lời khuyên cho chị em, đó là hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thường xuyên thăm khám phụ khoa để cơ quan sinh sản được khỏe mạnh, việc thụ thai được thuận lợi cũng như bào thai phát triển tốt.

Ảnh 3.

Việc người mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang bầu rất nguy hiểm - (Ảnh: Internet)

3. Khi mang thai nếu bị viêm nhiễm phụ khoa nên làm gì?

Việc người mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang bầu rất nguy hiểm, bệnh này có thể gây dọa sảy thai, thậm chí là vô sinh. Nếu sau khi đi khám phụ khoa và được các bác sỹ thông báo bạn bị viêm tắc vòi trứng hoặc viêm vòi trứng ứ nước, nghĩa là khi đó bạn đã bị viêm nhiễm vùng kín nặng. 

Việc viêm nhiễm nặng này khiến vòi trứng bị mất đi lớp nhu mao để di chuyển trứng tới, gây nên tình trạng gây vô sinh. Chính vì vậy, việc khám và điều trị phụ khoa trước khi mang thai là điều thiết yếu mà chị em cần phải làm.

Bởi theo các bác sỹ chuyên khoa, nguyên nhân khiến thai phụ dễ mắc các bệnh phụ khoa, đó là khi mang thai sức đề kháng của chị em bị suy giảm đáng kể, cộng với sự thay đổi về các vấn đề tiêu hóa, hô hấp, cường độ tim cũng như dinh dưỡng canxi, nên vấn đề viêm nhiễm phụ khoa chị em phải hết sức quan tâm.

Bác sỹ Nguyễn Bích Ngọc còn nhấn mạng rằng, các thiết bị y tế ở thời điểm hiện tại đã khá hiện đại, nên việc chị em phụ nữ đi khám phụ khoa có thể xác định được tình trạng của bệnh, cho dù chị em chưa thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh trên cơ thể mình.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe sinh sản, chị em nên đi khám phụ khoa ít nhất một lần trước khi mang thai. Và trong quá trình mang thai, chị em cần kiểm tra định kỳ 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và cẩn thận hơn là trước khi sinh 2 tuần (tức là ở tuần 36, 37 của thai kỳ).

Ngoài ra, chị em cũng phải thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm vùng kín hoặc đặt thuốc nếu cần, việc làm này sẽ giúp em bé không bị những bệnh sơ sinh như viêm da, đau mắt, viêm phổi sau sinh.

Tác giả: Thanh Thanh