Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?
Nhiều người khi biết về bệnh viêm gan B thường có thắc mắc rằng viêm gan B có lây qua đường ăn uống không. Hãy cùng xem bác sĩ giải đáp ra sao về thắc mắc viêm gan B có lây qua đường ăn uống không.

Viêm gan B là căn bệnh âm thầm và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng lên người bệnh. Cũng chính bởi vì bệnh diễn biến âm thầm nên trong nhiều trường hợp, cả người bệnh và những người xung quanh đều không phát hiện ra vậy. Chính bởi lẽ đó nên viêm gan B thường vô tình lây nhiễm từ người này qua người khác.

Đối với nhiều người, khi biết viêm gan B là một bệnh có thể truyền nhiễm giống như HIV/AIDS, họ lo lắng rằng viêm gan B có lây qua đường ăn uống không. Nhiều trường hợp, do không hiểu biết chính xác và rõ ràng câu trả lời cho câu hỏi bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không mà nhiều người đã lựa chọn cách ly với người bệnh viêm gan B trong nhiều hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Thắc mắc viêm gan B có lây qua đường ăn uống không đã được chuyển đến các bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất. Theo các bác sĩ chia sẻ thì có không ít bệnh nhân và người nhà cũng có chung thắc mắc rằng viêm gan B có lây qua đường ăn uống không.

Theo các bác sĩ thì virus viêm gan B có cách thức lây truyền khá giống với virus HIV, qua 3 đường: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.

- Lây truyền qua đường máu chủ yếu xảy ra do dùng chung các dụng cụ y tế, xăm hình, bơm kim tiêm chưa được tiệt trùng đầy đủ. Ngoài ra việc dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu cũng mang theo nguy cơ truyền bệnh nếu cả hai người dùng chung đều bị xước da hoặc chảy máu ở vị trí sử dụng.

- Lây truyền qua quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân lây nhiễm viêm gan B.

- Truyền từ mẹ sang con: xảy ra khi người mẹ bị nhiễm viêm gan B trước hoặc trong khi mang thai mà không biết và không có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho thai nhi. 

Trường hợp này hoàn toàn có thể tránh được nếu người mẹ khỏe mạnh được tiêm phòng trước hoặc trong khi mang thai. Nếu mẹ nhiễm viêm gan B và muốn sinh con thì các bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp tránh lây truyền bệnh cho thai nhi gồm dùng thuốc và tiêm phòng cho trẻ sau khi sinh.

Như vậy, về cơ bản viêm gan B không lây truyền qua những tiếp xúc cơ thể như bắt tay, đụng chạm vật lí, hay qua không khí do ho, hắt hơi, dùng cho bát, đũa... Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi viêm gan B có lây qua đường ăn uống không là "không". Tuy nhiên, nếu dùng chung đồ ăn uống mà người bệnh và người khỏe mạnh đều bị xước da chảy máu trong miệng thì vẫn có nguy cơ lây truyền viêm gan B. Khả năng này tương đối thấp.

Thế nhưng không nên vì thế mà hoàn toàn cách ly người bị viêm gan B khỏi sinh hoạt chung. Chỉ cần một chút chú ý thì nguy cơ lây truyền bệnh trong sinh hoạt hàng ngày là rất thấp. Hơn nữa, nếu những người khỏe mạnh và chưa có miễn dịch với virus viêm gan B đều đi tiêm phòng thì vấn đề viêm gan B có lây qua đường ăn uống không chẳng còn quan trọng nữa.

Đối với người bệnh viêm gan B, điều cần làm nhất là tuân thủ pháp đồ điều trị của bác sĩ. Khi mắc bệnh nên vận động người xung quanh đi tiêm phòng để tránh nguy cơ vô tình lây nhiễm bệnh. Người bị viêm gan B cũng nên chú ý tránh để máu dây sang người khác hoặc các vật dụng người khác có dùng đến. Tuyệt đối không dùng chung những vật có thể gây xước hoặc cắt bề mặt da.

Khi đi khám chữa bệnh, người bệnh viêm gan B cần thông báo tình trạng bệnh để các nhân viên y tế lưu ý khi thao tác và sử dụng các dụng cụ y tế. Không đi hiến máu hoặc hiến tạng khi biết mình đã mắc bệnh viêm gan B.


Tác giả: Nụ Nguyễn