Vì sao chu kì kinh nguyệt của bạn bất ngờ ngắn hơn bình thường?

Vì sao chu kì kinh nguyệt của bạn bất ngờ ngắn hơn bình thường?
Nếu chu kì kinh nguyệt của bạn đột nhiên ngắn hơn bình thường, thì rất có thể chỉ là do thói quen sinh hoạt và ăn uống không điều độ. Tuy nhiên, nguyên nhân cũng có thể bao gồm yếu tố bệnh lý.

Nguyên nhân khiến chu kì kinh nguyệt của bạn ngắn hơn những tháng trước

Bạn dùng phương pháp kiểm soát sinh sản: Nếu chu kỳ của bạn đột nhiên ngắn hơn bình thường, nó có thể là do bạn dùng thuốc tránh thai hoặc thay đổi phương pháp ngừa thai. Thuốc tránh thai có thể làm giảm thời gian của chu kỳ. Có thể có sự khác biệt về hormone trong các loại thuốc tránh thai và có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của bạn.

Ảnh 1.

Bạn đang sử dụng một số loại thuốc nhất định: Ngoài loại thuốc ngừa thai, một số thuốc nhất định cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn do các hóa chất trong đó. Thuốc chống trầm cảm, thuốc tuyến giáp và giảm đau có thể làm ngắn chu kỳ.

Ảnh 2.

Hội chứng buồng chứng đa nang (PCOS) là một tình trạng mà phụ nữ quá nhiều hormone nam và nó có thể ngăn chặn sự rụng trứng. Những phụ nữ có PCOS sẽ có lịch sử về các chu kỳ bất thường. Họ cũng có thể có nhiều tháng không có chu kỳ kinh nguyệt vì mức hormone mất cân bằng.

Ảnh 4.

Suy buồng trứng sớm hoặc suy buồng trứng chủ yếu xảy ra khi phụ nữ mất chức năng buồng trứng bình thường trước 40 tuổi. Nếu buồng trứng của bạn không hoạt động đúng cách, chúng sẽ không sản sinh đúng lượng estrogen hoặc giải phóng trứng có thể dẫn đến các chu kỳ rút ngắn và không đều.

Ảnh 5.

Sẹo trong tử cung có thể dẫn đến các chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn. Đây là một tình trạng thường xuất hiện ở những phụ nữ đã có nhiều lần nạo phá thai hay điều trị một số bệnh phụ khoa.

Ảnh 6.

Bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ: Hầu hết phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ sẽ không có chu kỳ. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể trì hoãn quá trình rụng trứng đến 18 tháng, bởi vì cơ thể đang ức chế sự rụng trứng bằng cách sản sinh ra prolactin, alpha-lactalbumin và tổng hợp lactoza. Một chu kỳ bình thường chỉ trở lại khi bạn ngừng hoặc giảm lượng bú sữa mẹ, sau đó, nó có thể ngắn hơn bình thường do các hormone biến động.

Ảnh 7.

Bệnh tuyến giáp: Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng tuyến giáp của bạn thực sự có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh cường giáp thường gây rối loạn kinh nguyệt, tuy nhiên, sau một thời gian điều trị, tình trạng cường giáp ổn định thì kinh nguyệt cũng dần trở lại bình thường.

Ảnh 9.

Bạn đang ở thời kỳ mãn kinh: Khi phụ nữ có tuổi, chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn, đặc biệt là khi gần thời kỳ mãn kinh. Thời gian trước khi mãn kinh, cơ thể bạn bắt đầu chuyển hóa hormone, thường bắt đầu từ 40 tuổi của phụ nữ.


Tác giả: CTV Vi Linh