Ưu điểm và những hạn chế của phương pháp cắt trĩ

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Ưu điểm và những hạn chế của phương pháp cắt trĩ
Phương pháp cắt trĩ hiện đang là biện pháp điều trị khá phổ biến tại các bệnh viện. Trước khi được chỉ định phải cắt trĩ, người bệnh nên chủ động tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế của phương pháp này.

Trong quá trình điều trị bệnh trĩ thường có hai hướng chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa bằng phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên có nên cắt búi trĩ hay không, cắt trĩ có những lợi ích và tác hại gì vẫn là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Vậy thì, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về ưu nhược điểm của cắt trĩ.

1. Ưu điểm của phương pháp cắt trĩ

Trước khi áp dụng một phương pháp điều trị bệnh trĩ nào, người bệnh cũng nên tìm hiểu kĩ về những lợi ích mà phương pháp đó mang lại. Điều này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân.

Phương pháp cắt trĩ là biện pháp điều trị chỉ riêng trong những trường hợp nhất định. Nó dành cho người mắc trĩ cấp độ III hoặc IV khi uống thuốc mà bệnh tình không thuyên giảm, búi trĩ sa khỏi hậu môn và không co lại được. Ưu điểm của cắt trĩ bao gồm một số ý sau:

- Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất trong quá trình điều trị bệnh trĩ ngoại, vì nếu điều trị bằng cách ngăn chặn dải hay liệu pháp xơ cứng thì cần một nguồn cung cấp máu rất lớn cho mạch máu dưới các búi trĩ này.

- Là một cuộc tiểu phẫu đơn giản, không nguy hiểm đến tính mạng.

- Kiểm soát rất tốt cả chảy máu và các ảnh hưởng hàng loạt từ bệnh trĩ. Điều này khiến cắt trĩ được tìm kiếm nhiều nhất sau quá trình thử nghiệm.

- Thời gian chữa trị nhanh. Chỉ cần nhập viện 2,3 ngày và vào phòng phẫu thuật từ 15 đến 30 phút là búi trĩ của bạn đã hoàn toàn biến mất.

- Phẫu thuật cắt trĩ cho kết quả kiểm soát ngắn hạn rất tốt và gần như không có khả năng tái phát. Trừ khi bệnh táo bón dài hạn vẫn không được quan tâm và kiểm soát.

2. Hạn chế của phương pháp cắt trĩ

Tuy điều trị bằng việc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ có những ưu điểm rất lớn, nhưng nó cũng không tránh khỏi có các rủi ro sau khi phẫu thuật. Nhược điểm của cắt trĩ bao gồm:

- Sau khi phẫu thuật và hết thuốc tê, bệnh nhân có thể cảm thấy đau hơn các phương pháp phẫu thuật khác.

- Chi phí cắt búi trĩ tương đối cao.

- Cần có thời gian khá dài để phục hồi sau phẫu thuật. Thông thường người bệnh có thể đi làm trở lại sau 7-10 ngày phẫu thuật. Tổng thời gian để niêm mạc hậu môn lành hoàn toàn có thể lên tới 4-6 tuần.

- Có nguy cơ xảy ra các biến chứng. Rủi ro sớm gồm nguy cơ chảy máu hậu môn, bí tiểu, chứng tiểu không tự chủ được, tụ máu và nhiễm trùng ở vị trí tiến hành phẫu thuật. Rủi ro muộn gồm rò hậu môn, hẹp ống hậu môn, sa trực tràng( khi lớp niêm mạc ở trực tràng bị trượt ra khỏi hậu môn)

- Xuất huyết hậu môn: nếu điều trị trĩ không triệt để khiến các khe hở trĩ còn sót lại, bị táo bón sau phẫu thuật,...thì xuất huyết, hay còn gọi là chảy máu hậu môn rất dễ xảy ra.

- Không áp dụng cho nhiều cấp độ trĩ được.

3. Lời khuyên cho người bệnh sau phẫu thuật cắt trĩ

Để giảm thiểu tối đa các nhược điểm của phương pháp anyf, người bệnh cần lưu ý các lời khuyên sau:

- Vệ sinh sau phẫu thuật: phải đi đại tiện điều độ, tuyệt đối không nhịn mỗi khi có nhu cầu. Cố đào thải hết phân trong trực tràng ra ngoài, không ngồi vệ sinh quá lâu.

- Chế độ sinh hoạt hàng ngày: ăn đủ chất dinh dưỡng. Lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Những ngày đầu sau phẫu thuật nên ăn đồ ăn nhẹ bụng, dạng lỏng như súp, cháo, uống nhiều nước khoáng.

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như sắn, khoai lang,... Những loại này sẽ gây phù nề niêm mạc tại đường tiêu hóa

- Không được uống nước rau tươi như nước rau má, nước nhọ nồi để tránh nhiễm độc đường tiêu hóa

- Nếu bị táo bón, không cố sức rặn vì dễ nứt kẽ hậu môn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thay vào đó nên sử dụng các loại men tiêu hóa theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Qua bài viết tìm hiểu về ưu nhược điểm của cắt trĩ trên đây, hy vọng quý độc giả đã có cái nhìn chi tiết nhất về ưu điểm của bệnh trĩ cũng như nhược điểm của bệnh trĩ. Chúc các bạn quyết định phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân và chữa khỏi bệnh trĩ.


Tác giả: Nguyễn Thị An