Hành trình cô gái 28 tuổi chống lại tác dụng phụ của hoá trị ung thư vú

Hành trình cô gái 28 tuổi chống lại tác dụng phụ của hoá trị ung thư vú
Điều trị ung thư vú như thế nào? Ung thư vú có chữa được không? Ung thư vú có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không là mối quan tâm của rất nhiều phụ nữ mắc bệnh. Hãy lắng nghe câu chuyện của cô gái 28 tuổi đã làm thế nào để chống lại tác dụng phụ quái ác của liệu pháp hoá trị!

Khi ung thư vú lan rộng vào mô vú xung quanh nó được gọi là ung thư vú "xâm lấn". Một số người được chẩn đoán có "ung thư biểu mô tại chỗ" - không có tế bào ung thư nào phát triển ngoài ống dẫn hoặc thùy. Lúc này các bệnh nhân sẽ hoang mang về việc bệnh ung thư vú có chữa được không? chữa như thế nào? có ảnh hưởng gì?,...

Hầu hết các trường hợp phát triển ung thư vú ở phụ nữ trên 50 tuổi nhưng phụ nữ trẻ đôi khi bị ảnh hưởng. Ung thư vú có thể phát triển ở nam giới mặc dù điều này là rất hiếm.

Các tế bào ung thư được phân loại từ giai đoạn 1 (có nghĩa là một sự tăng trưởng chậm) lên đến giai đoạn 4 (giai đoạn tích cực nhất). Lúc này ung thư vú có chữa được không hay chỉ có thể duy trì sự sống bằng các liệu pháp gây đau đớn và nhiều biến chứng?

Bạn thực sự biết gì về bệnh ung thư vú, về cuộc sống của người bệnh khi mắc căn bệnh này? Qua chia sẻ của Sarah Furlong, 28 tuổi sống tại Australia, đã điều trị ung thư vú gần 2 năm nay, bạn sẽ hiểu hơn về căn bệnh khiến chị em nào cũng phải lo sợ này.

1. Phát hiện ung thư vú từ một cục u

Sarah lần đầu phát hiện một thay đổi nhỏ ở ngực và núm vú trái trước lúc tắm. Nhưng cô cho rằng, đó chỉ là thay đổi liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt mà thôi.

"Tôi cởi áo lót ra và nghĩ, chà, có hơi khác lạ một chút. Rồi tôi kiểm tra ngực phải. Nó cũng y như vậy", Sarah nhớ lại. "Núm vú như bị kéo thụt vào trong và hơi tụt xuống dưới… Tôi không thực sự nghĩ ngợi nhiều về nó trong ngày hôm ấy. Tôi chỉ tắm thôi và ngày hôm sau, tôi gọi điện cho mẹ rồi kể mẹ nghe. Nói ra chuyện đó khiến tôi bị kích động. Tôi như thể đã nhận ra mức độ nghiêm trọng của những gì đang diễn ra với tôi".

Sarah quyết định đặt lịch hẹn khám với bác sĩ đa khoa để kiểm tra cục u đó. Họ hỏi cô xem cảm giác khác biệt thế nào so với lần kiểm tra ngực trước.

"Tôi không thể nói rõ ràng cho họ biết bởi vì tôi cho rằng, đó không phải thứ tôi thực quan tâm", cô kể lại.

Sau khi thực hiện siêu âm và sinh thiết với cục u và hạch bạch huyết bị viêm, Sarah rơi vào trạng thái hoang mang cực độ. "Tôi có cảm giác mình biết kết quả siêu âm là gì. Tôi không phải người bi quan nhưng tôi chỉ cảm nhận đúng là có gì đó không ổn qua cách họ kiểm tra hạch bạch huyết của tôi, cách họ cố gắng xem xét kỹ cục u trên ngực tôi".

Rất nhanh sau đó, bác sĩ gọi Sarah vào và đề nghị cô một cuộc hẹn khám khác vào hôm sau. "Bác sĩ lên lịch hẹn luôn lần khám đầu tiên, không hỏi câu nào. Vậy nên, bạn sẽ biết ngay rằng thực sự có chuyện không ổn rồi", Sarah kể. "Rồi khi tôi tới, đưa mẹ và người yêu đi cùng, tôi được thông báo mình đã mắc bệnh ung thư vú".

Trước thời điểm đó, Sarah đã chấp nhận sự thực rằng sức khỏe của cô có vấn đề thay vì hoang mang lo lắng xem ung thư vú có chữa được không hay cô còn sống được bao lâu nữa.

2. Ung thư vú có chữa được không? Chữa như thế nào?

"Bác sĩ phẫu thuật thảo luận với tôi về việc làm phẫu thuật trước hay hóa trị trước. Rồi ông ấy đặt lịch hẹn cho tôi với bác sĩ chuyên trị ung thư. Tôi đến và gặp cô ấy bởi tôi muốn bàn về lựa chọn hóa trị trước. Tôi muốn biết ý kiến của bác sĩ chuyên khoa ung thư xem ung thư vú có chữa được không và tôi cần làm những gì. 

Ví dụ, có nguy cơ nào không nếu tôi thực hiện hóa trị trước. Còn nếu chọn phẫu thuật, nguy cơ cụ thể là gì.

Sau khi bệnh ung thư được xác nhận hiện diện ở hạch bạch huyết của mình, phản ứng lập tức của Sarah là cố gắng để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. "Để xét xem ung thư vú có chữa được không, tôi xem xét các phương pháp mà bác sĩ đư ra và nghĩ nếu phẫu thuật, cần ít nhất 6 tuần để loại bỏ khối u và hạch bạch huyết. Nhưng tế bào ung thư vẫn còn trong cơ thể tôi và đi vào máu. Do đó, tôi thiên về hướng chọn 'xử lý toàn bộ phần còn lại của cơ thể rồi mới trở lại với khối u sau'".

Sarah cũng đã rất tỉnh táo làm một việc được coi là thông minh. Đó là, cô và người yêu đã thực hiện thành công thụ tinh trong ống nghiệm trước khi cô phải đối mặt với 16 đợt điều trị với 2 loại hóa trị khác nhau. Việc này sẽ giúp cô có nhiều cơ hội có con hơn trong tương lai.

"Loại đầu tiên là 3 tháng hóa trị, thực hiện 1 đợt/tuần, cứ 3 tuần một lần. Tổng cộng là 4 đợt hóa trị để xác định ung thư vú có chữa được không. Loại đầu tiên này rất rất mạnh. Nó khiến tôi trở nên vô cùng ốm yếu. Sau đợt thứ 4, tôi tiếp tục hóa trị loại thứ 2, thực hiện 1 đợt/tuần, kéo dài trong 12 tuần. Nhưng mới chỉ đến tuần 11, tôi phải dừng lại cho mắc bệnh zona thần kinh (giời leo - shingles)".

Sarah đã nỗ lực hết sức để quá trình điều trị ung thư vú không làm ngưng trệ cuộc sống thanh xuân của mình. "Đây có thể là phần khó khăn nhất. Các đợt hóa trị của tôi ổn. Tôi bị ốm nhưng vẫn hoạt động được. Tôi vẫn làm việc, làm việc cho cha mẹ tôi, chỉ để giữ lại chút gì đó của một cuộc sống bình thường. Không thể phủ nhận, tôi có những ngày buồn nản. Nhưng tôi có thể làm việc, có thể vận động. Tôi có thể làm mọi thứ dù phải chịu tác dụng phụ nhưng cuộc sống có thể xem là không quá bị ảnh hưởng".

Sau khi kết thúc hóa trị vào tháng 5, Sarah có 1 tháng để hồi phục trước khi tham gia phẫu thuật tiếp để chứng minh ung thư vú có chữa được không. Trước đó, bác sĩ phẫu thuật của Sarah chỉ định cô đi chụp cộng hưởng từ MRI để xác định chính xác kích cỡ khối u.

"Kết quả cho thấy, khối u có kích thước 7,5cm - chiếm tới phần lớn ngực tôi. Trước khi phát hiện ra, tôi đã nghĩ tới quyết định nếu khối u to như tôi nghĩ, tôi sẽ phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ ngực bởi khi đó, ít nhất tôi vẫn có thể tiến hành tái tạo ngực, chứ không chỉ là lấy khối u ra".

Phẫu thuật ung thư vú có chữa được không cho thấy 4cm khối u vẫn hiện diện, cùng với các tế bào tiền ung thư. Rốt cuộc, Sarah quyết định cắt bỏ cả 2 bên ngực sau khi xét nghiệm di truyền cho kết quả dương tính với gen BRCA mà cô thừa hưởng từ phía gia đình cha. Gen này có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư. 

Nhưng khi xuất hiện đột biến thì nguy cơ mắc ung thư lại tăng cao, đặc biệt là ung thư vú và buồng trứng ở phụ nữ."Có vẻ căn bệnh mang tính di truyền. Bởi ông nội tôi cũng bị ung thư tiền liệt tuyến".

Sarah hiện đang bắt đầu 25 đợt xạ trị trước khi phẫu thuật tái tạo ngực trong khoảng thời gian 6 tháng nữa.

"Tiếp tục trong hành trình tìm kiếm ung thư vú có chữa được không của mình tôi đã lên kế hoạch phẫu thuật vào tháng 4 năm sau. Do đó, với tôi, đó sẽ là ngày hoàn tất. Tôi không biết liệu mình có quá xúc động hay không. Tôi không biết. Nhưng, đúng vậy, như tôi từng nói, đó chỉ là một bước nữa trong toàn bộ quá trình mà tôi cần trải qua".

3. Tác dụng phụ của hoá trị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Hóa trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi bạn chưa đến thời kỳ mãn kinh. Liệu pháp này sẽ tác động đến buồng trứng và chất lượng trứng của người phụ nữ.

Khả năng sinh sản sau quá trình dùng hóa trị liệu phụ thuộc vào những loại thuốc khác nhau, liều lượng và độ tuổi. Bạn sẽ ngưng có kinh khi quá trình hóa trị bắt đầu. Sau khi kết thúc hóa trị, kinh nguyệt sẽ quay lại trong vài tháng hay nhiều năm sau đó. Tuy nhiên, kinh nguyệt trở lại không có nghĩa khả năng sinh sản của bạn trở lại bình thường và bạn có thể mang thai.



Tác giả: TT