Ung thư miệng có chữa được không?

Ung thư miệng có chữa được không?
Ung thư miệng là dạng ung thư thường gặp và tỷ lệ ca mắc mới qua mỗi năm vẫn đang tăng lên không ngừng. Vậy ung thư miệng có lây không? Ung thư miệng sống được bao lâu? Ung thư miệng có chữa được không? Dưới đây là câu trả lời của chuyên gia.

1. Tìm hiểu về ung thư miệng

Ung thư miệng là bệnh lý phát triển do sự xuất hiện của các tế bào ung thư bị đột biến gen - tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh bình thường và tích tụ thành u ác tính. Ung thư miệng có các dạng phổ biến là ung thư lưỡi, ung thư môi, ung thư lợi/nướu,...

Ung thư miệng có chữa được không? - Ảnh 1.

Ung thư môi là dạng ung thư phổ biến thuộc ung thư vùng miệng (Ảnh: Internet)

Bệnh nhân ung thư miệng thường không được phát hiện ở giai đoạn đầu do biểu hiện của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm họng, nhiệt miệng,... 

Khi sang đến giai đoạn cuối, hầu hết tế bào ung thư đã di căn sang hạch bạch huyết xung quanh và tiên lượng sống của bệnh nhân giảm xuống rất nhiều.

2. Ung thư miệng có chữa được không?

Trả lời cho câu hỏi ung thư miệng có chữa được không, các chuyên gia đã khẳng định rằng: việc điều trị bệnh có nhiều yếu tố phụ thuộc vào, bao gồm thời gian phát hiện bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân,...

Ung thư miệng có chữa được không? - Ảnh 2.

Ung thư miệng có chữa được không? (Ảnh: Internet)

Các bác sĩ đều cho biết rằng, nếu như ung thư miệng được phát hiện sớm thì kết quả điều trị bệnh đương nhiên sẽ cao hơn ở giai đoạn cuối. "Ung thư miệng có chữa được không" lúc này không còn là câu hỏi quyết định mà các bệnh nhân nên quan tâm nhiều nữa.

Thay vào đó cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên thực hiện nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như giữ tinh thần lạc quan đối mặt với bệnh tật mới là điều quan trọng nhất.

Dưới đây là 3 phương pháp điều trị ung thư miệng cơ bản bạn có thể tham khảo:

Phẫu thuật: thường được áp dụng cho giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ chỉ định nạo vét hạch cổ, cắt bỏ các khối u đồng thời phẫu thuật tạo hình để phục hồi các chức năng của miệng.

Hóa trị: phương pháp này thường được sử dụng khi bệnh nhân ở giai đoạn cuối của bệnh nhằm tăng hiệu quả điều trị và tiêu diệt tế bào ung thư.

Xạ trị: thường được áp dụng cùng với phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu để đạt được kết quả điều trị cao hơn. Với ung thư giai đoạn cuối, xạ trị được xem như một liệu pháp ngăn chặn sự phát triển của ung thư và giảm đau đớn của bệnh nhân.

 3. Ung thư miệng có lây không?

Ngoài câu hỏi về ung thư miệng có chữa được không thì thường gặp thứ hai là câu hỏi "Ung thư miệng có lây không?".

Ung thư miệng có chữa được không? - Ảnh 3.

Ung thư miệng không phải bệnh truyền nheiexm (Ảnh: Internet)

Câu trả lời là: Đây không phải một bệnh lý dạng truyền nhiễm hay lây lan do tế bào bị ung thư trong cơ thể người bệnh không thể xâm nhập và phát triển được trong cơ thể một người khỏe mạnh.

4. Ung thư miệng sống được bao lâu?

Ung thư miệng có chữa được không? - Ảnh 4.

Ung thư miệng sống được bao lâu? (Ảnh: Internet)

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư miệng phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh cùng với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể tỷ lệ sống trên 5 năm như sau:

– Ung thư môi: 

Giai đoạn khối u khu trú: 93%

Giai đoạn khu vực: 52%

Giai đoạn muộn (ung thư di căn): 48%

– Ung thư lưỡi: 

Giai đoạn khu trú: 78%

Giai đoạn khu vực: 63%

Giai đoạn muộn (ung thư di căn): 36%

– Ung thư sàn miệng: 

Giai đoạn khu trú: 75%

Giai đoạn khu vực: 38%

Giai đoạn muộn (ung thư di căn): 20%.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc thường gặp về tiên lượng sống của bệnh nhân mắc ung thư miệng, ung thư miệng có chữa khỏi không hay ung thư miệng có lây không,... 

Tóm lại để chăm sóc sức khỏe được đảm bảo cần đến ngay các cơ sở y tế để khám khi có những dấu hiệu bất thường hay nếu như là những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ mắc ung thư miệng.

Tác giả: Kim Phụng