Ung thư máu có chữa được không? Bệnh nhân ung thư máu có thể sống được bao lâu?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Ung thư máu có chữa được không? Bệnh nhân ung thư máu có thể sống được bao lâu?
Ung thư máu có chữa được không? Ung thư máu sống được bao lâu? Tiên lượng sống trên 5 năm có khả quan không?... Là một trong những vấn đề được người nhà và bệnh nhân cực kì quan tâm.

Ung thư máu là một bệnh lý ung thư ác tính được hình thành khi bạch cầu tăng sinh không kiểm soát gây ảnh hưởng đến các thành phần khác trong máu. Ung thư máu là cũng loại ung thư duy nhất không hình thành từ khối u. Vậy ung thư máu có chữa được khôngung thư máu sống được bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây!

    1. Bệnh ung thư máu là gì?

Ung thư máu là một căn bệnh ung thư ác tính xảy ra khi số lượng tế bào bạch cầu tăng trưởng quá nhanh và quá nhiều trong thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tới các thành phần khác trong máu. Khi bị mắc bệnh ung thư máu, cơ thể sẽ bị thiếu máu trầm trọng và mất đi khả năng chống nhiễm trùng. Ung thư máu cũng là căn bệnh duy nhất không hình thành từ khối u.

Ung thư máu được chia làm 3 nhóm chính:

- Bệnh bạch cầu

- Đa u tủy

- Ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma)

ung thư máu có chữa được không

Ung thư máu xảy ra khi tế bào bạch cầu tăng trưởng quá nhanh và quá nhiều trong thời gian ngắn. (Nguồn ảnh: Internet)

Hiện tại nguyên nhân gây bệnh ung thư máu vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có một số yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn bị ung thư máu gồm: 

- Di truyền: Nếu tiền sử gia đình bạn có người thân bị ung thư máu thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Tuy vậy, để đối phó với căn bệnh này, bạn cần đến bệnh viện làm tầm soát ung thư thường xuyên.

- Các yếu tố khác: tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, tia xạ; điều trị bằng thuốc và hóa chất; làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất như formaldehyde, benzene; do virus và các bệnh về máu…

2. Ung thư máu có chữa được không?

Ung thư máu có chữa được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, hiện nay chưa có một loại thuốc hay phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm ung thư máu. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

Việc điều trị ung thư máu sẽ phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác và một số yếu tố khác. Các phương pháp điều trị ung thư máu hiện nay bao gồm:

- Ghép tế bào gốc: Đây là phương pháp tối ưu nhất được sử dụng cho bệnh nhân ung thư máu. Nếu bệnh được phát hiện sớm, các bác sĩ sẽ đưa các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh vào cơ thể bệnh nhân. Sau một thời gian, cơ thể sẽ sinh ra các tế bào máu phát triển bình thường. Các tế bào gốc khỏe mạnh có thể được lấy từ máu lưu thông, máu cuống rốn và tủy xương.

- Hóa trị: Bác sĩ dùng phương pháp hóa trị để can thiệp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. Trong một phác đồ điều trị, bệnh nhân có thể phải dùng nhiều loại thuốc cùng nhau. Hóa trị cũng có thể được sử dụng trước khi ghép tế bào gốc.

- Xạ trị: Liệu pháp này sử dụng các chùm tia có năng lượng cao để tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Bệnh nhân cũng có thể làm xạ trị trước khi ghép tế bào gốc.

ung thư máu có chữa được không

Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. (Nguồn ảnh: Internet).

3. Bệnh nhân ung thư máu sống được bao lâu?

Thời gian sống của mỗi bệnh nhân khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, có một số thống kê về thời gian sống của những bệnh nhân mắc ung thư máu như sau:

3.1. Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính

Nếu người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn đầu và sử dụng các phương pháp điều trị hợp lí thời gian sống trung bình khoảng 8 năm.

Người ở giai đoạn giữa, được điều trị kịp thời có thời gian sống trung bình khoảng 5,5 năm.

Càng phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì thời gian sống của người bệnh càng giảm, khi phát hiện ở giai đoạn cuối thời gian sống chỉ còn khoảng gần 4 năm.

3.2. Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính

Đây là loại ung thư máu hay mắc ở người trưởng thành.Theo thống kê, thời gian sống trung bình 5 năm của bệnh nhân mắc ung thư máu loại này có thể từ 20% - 40%. Càng phát hiện muộn, tiên lượng sống của người bệnh càng giảm.

3.3. Bệnh bạch cầu lympho mạn tính

Tùy vào loại tế bào lympho bị ảnh hưởng mà thời gian sống của người bệnh là khác nhau. Nếu chỉ ảnh hưởng đến tế bào lympho B, bệnh nhân có thể sống khoảng từ 10 năm đến 20 năm. Tuy nhiên những trường hợp mắc bệnh bạch cầu lympho mãn tính tế bào T thì có tỷ lệ sống rất thấp.

3.4. Bệnh bạch cầu lympho cấp tính

Mức độ tiến triển của loại ung thư máu này rất nhanh và khó kiểm soát. Do đó, thời gian sống trung bình của những người mắc phải loại này chỉ khoảng 4 tháng.

Tuy nhiên, khả năng chữa lành bệnh ở trẻ em và người lớn là khác nhau: 80% trẻ em mắc loại này có thể chữa lành bệnh được nhưng người lớn chỉ có khoảng 40% bệnh nhân có cơ hội chữa lành bệnh.

ung thư máu sống được bao lâu

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. (Nguồn ảnh: Internet).

4. Những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu

Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu:

Loại tế bào bạch cầu cụ thể mà bệnh ung thư ảnh hưởng. Ngoài ra, những thay đổi trong nhiễm sắc thể và gene cũng ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân.

- Tuổi tác: Người trẻ tuổi có tiên lượng sống tốt hơn người lớn tuổi. Do đó, kết quả điều trị cũng như kéo dài thời gian sống cao hơn.

- Thời gian chẩn đoán bệnh: Nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn càng sớm thì kết quả điều trị càng hiệu quả, thời gian sống càng cao. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn thì quá trình điều trị không đem lại nhiều khả quan và thời gian sống sẽ ngắn hơn.

- Khả năng đáp ứng với điều trị và thời gian để thuyên giảm bệnh. Nếu phát hiện bệnh quay trở lại sau điều trị thì bệnh nhân có thể cần phải làm hóa trị.

- Đột biến nhiễm sắc thể

- Số lượng tế bào máu

- Phản ứng của cơ thể với điều trị

- Bệnh sử các bệnh về bạch cầu và bệnh về máu

- Mức độ tổn thương xương

- Tiếp xúc với một số loại hóa trị và hóa trị

- Số lượng tế bào máu

- Có hút thuốc lá hay không

Tác giả: Ninh Nguyễn