Ung thư mắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Ung thư mắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh
Rất nhiều bệnh nhân khi phát hiện bản thân bị ung thư mắt thường hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, điều người bệnh cần làm bây giờ là tìm hiểu ung thư mắt là gì và tìm đến các cơ sở y tế uy tế để được khám chữa kịp thời.

Ung thư mắt là bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Đặc biệt, nếu không nắm rõ ung thư mắt là gì, bệnh nhân rất khó để phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể và lẫn với nhiều bệnh về mắt khác. Bởi thông thường, triệu chứng chỉ xuất hiện khi khối u đã phát triển lớn, xâm lấn mô và hạch bạch huyết.

1. Bệnh ung thư mắt là gì?

Nếu bạn thắc mắc ung thư mắt là gì có thể hiểu đơn giản đây là một bệnh lý về mắt hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Các mô xung quanh nhãn cầu bị đột biến và trở thành tế bào ung thư hoặc di căn từ các bộ phận khác của cơ thể. Chúng phát triển và gây tổn thương dây thần kinh ở mắt, khiến thị lực của bệnh nhân giảm sút.

2. Phân loại và giai đoạn của bệnh ung thư mắt

2.1. Phân loại ung thư mắt

Theo thống kê sơ bộ, mỗi năm có ít nhất 1.000 trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư mắt trên toàn thế giới. Tùy theo tính chất bệnh lý, ung thư mắt được chia thành các loại phổ biến sau:

- U hắc bào mắt

- Ung thư hạch

- Ung thư biểu mô tế bào vảy

- Ung thư võng mạc – Một loại ung thư bẩm sinh

2.2. Các giai đoạn của bệnh ung thư mắt

Ung thư mắt được chia thành 5 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 0: Đây là lúc mầm bệnh bắt đầu hình thành và phát triển. Các tế bào mất kiểm soát sẽ hình thành khối u ác tính trong mắt. Do kích thước của chúng vẫn còn khá nhỏ nên rất khó để phát hiện bằng các kỹ thuật khám thông thường.

- Giai đoạn I: Ở giai đoạn này, khối u ung thư mắt có kích thước khoảng 1-2mm. Lúc này, các tế bào ác tính vẫn chưa lây lan và dấu hiệu không rõ ràng, rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, nếu khám mắt, bác sĩ có thể phát hiện những biểu hiện bất thường và khối u trong mắt bệnh nhân.

- Giai đoạn II: Đây là lúc khối u đã có kích thước từ 5 đến 8mm. Bệnh nhân cũng xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng của ung thư mắt như giảm thị lực, thấy các đốm trắng hay đường floaters… Tại giai đoạn này, các tế bào ung thư ác tính vẫn chưa lây lan sang mô xung quanh và hạch bạch huyết.

- Giai đoạn III: Khối u đã phát triển rộng và bắt đầu lan sang các mô xung quanh nhưng chưa đến hạch bạch huyết. Thông thường, nó có kích thước 8-10mm, kèm theo đó là các triệu chứng như ở giai đoạn 2 nhưng trầm trọng hơn.

- Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn cuối và cũng nguy hiểm nhất của bệnh ung thư mắt. Người bệnh giảm thị lực trầm trọng, thường xuyên thấy ánh sáng trắng xung quanh và chán ăn, sụt cân nhanh chóng. Lúc này, tế bào ung thư ác tính đã lan đến hạch bạch huyết, do đó tỷ lệ sống sốt chỉ còn khoảng 15%.

Việc nắm rõ các giai đoạn ung thư mắt rất quan trọng trong việc điều trị. Từ các triệu chứng, tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Nếu bệnh được phát hiện sớm, khả năng khỏi và phục hồi thị lực sẽ cao hơn.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư mắt là gì?

Các dấu hiệu nhận biết của ung thư mắt ở giai đoạn đầu thường dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thông thường. Do đó, bạn nên đặc biệt chú ý, nếu phát hiện bất cứ biểu hiện lạ như thị lực giảm sút, thường xuyên có đom đóm mắt hay nhanh chóng tìm đến bác sĩ nhãn khoa để thăm khám và chẩn đoán.

Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp ở ung thư mắt cần được cảnh giác:

3.1. Đôi mắt mất cân đối

Người bệnh bị ung thư mắt sẽ có các khối u ác tính ở vùng mắt. Khi khối u phát triển sẽ khiến mắt bị lồi và sụp mí hơn so với bên bình thường. Lúc này, khi nhìn vào gương bạn có thể dễ dàng nhận thấy điểm khác biệt, mắt có xu hướng lệch hoặc nghiêng về một bên, mất cân đối.

3.2. Đau nhức quanh vùng mắt

Đây chính là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy nhất ở người bị ung thư mắt. Khối u càng lớn sẽ gây nên những chèn ép lên dây thần kinh ở vùng mắt. Đồng thời tế bào ung thư cũng tiêu diệt và xâm lấn các mô xung quanh. Từ đó gây nên những cơn đau nhói đặc trưng. Nếu phát hiện ra dấu hiệu bất thường này, bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa để kiểm tra.

3.3. Đồng tử có dấu hiệu lạ khi chiếu flash

Tại trung tâm y tế, bác sĩ sẽ chiếu đèn flash vào mắt. Trong trường hợp đồng tử xuất hiện màu đỏ có nghĩa là mắt bạn hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu đồng tử có màu lạ như màu mắt biếc, trắng, vàng hay bất cứ màu sắc nào không phải đỏ thì bạn cần cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng. Bởi lúc này nguy cơ mắc ung thư mắt là rất cao.

3.4. Thị lực giảm sút

Khối u phát triển sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh. Bệnh nhân thường nhìn thấy mọi vật xung quanh mờ ảo, nhòe hoặc tầm nhìn bị hạn chế, thu hẹp. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về mắt thông thường khác như cận thị,viễn hay loạn thị...

3.5. Mắt bị tổn thương, dễ đỏ và sưng

Bệnh nhân ung thư mắt thường kèm theo các vấn đề khác như viêm nhiễm, đau mắt đỏ và sưng. Do đó, họ sẽ cảm thấy mắt luôn trong tình trạng khó chịu, đau, cộm và hay bị khô, căng tức.

3.6. Mắt bị lồi to

Dấu hiệu này khá dễ hiểu bởi khi khối u phát triển lớn sẽ đầy tròng mắt to và lồi ra hơn bình thường. Lúc này nhìn bằng mắt thường hoặc chạm nhẹ tay lên con người bạn sẽ thấy rõ rệt.

Dấu hiệu này thường xuất hiện ở giai đoạn cuối hoặc gần cuối, khi tế bào ác tính đã ăn sâu vào giác mạc. Phương pháp điều trị duy nhất là nạo vét con người và bệnh nhân sẽ bị mù vĩnh viễn.

3.7. Có nốt nhỏ trong mắt

Trong quá trình phát triển, khối u ác tính sẽ chuyển dần màu sắc nhạt hơn so với mắt. Bằng mắt thường sẽ rất khó để nhận ra.

4. Nguyên nhân bệnh ung thư mắt

4.1. Nguyên nhân của bệnh ung thư mắt

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dưới đây là các nguyên nhân có thể gây nên bệnh ung thư mắt:

- Sắc thể bị đột biến, thay đổi bất thường

- Màu sắc của tròng mắt

- Chủng tộc, màu da

- Hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm

- Ánh nắng mặt trời có cường độ và tia UV cao

- Ánh sáng phát ra từ điện thoại, màn hình máy tính

- Yếu tố di truyền

- Hệ miễn dịch, sức đề kháng kém

4.2. Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư mắt cao

Những người thường xuyên tiếp cú với các nguyên nhân gây ung thư mắt thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Cụ thể như:

- Người bị có hoặc bị nhiễm sắc thể đột biến, thay đổi bất thường.

- Người da trắng thường có tỉ lệ ung thư mắt cao hơn so với người da đen.

- Màu sắc của tròng mắt: Thông thường, người có tròng mắt sáng như xanh biển, xanh lá thường có nguy cơ mắc ung thư mắt cao hơn những người có mắt màu đen, nâu sậm.

- Người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại.

- Thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với ánh nắng ở cường độ mạnh có tia UV cao.

- Người bị yếu hệ miễn dịch, người cao tuổi, sức đề kháng yếu.

- Gia đinh có người từng bị ung thư mắt

- Người thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính, điện thoại smartphone quá nhiều. Có thói quen sử dụng điện thoại trong đêm tối mà không sử dụng đèn chiếu sáng để hỗ trợ.

5. Phương pháp điều trị ung thư mắt

Rất nhiều bệnh nhân lo lắng và thắc mắc ung thư mắt là gì và có cách nào để điều trị căn bệnh này không. Tùy vào tình hình của bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chần đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp:

5.1. Phẫu thuật

Đây là phương án hàng đầu được lựa chọn và thường xuyên được áp dụng đối với các trường hợp bị ung thư mắt. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ vùng màng mắt xuất hiện biến chứng và hình thành khối u.

Trong trường hợp, khối u đã phát triển và xâm lấn kết mạc, buộc phải loại bỏ toàn khối u và cắt vùng tiếp cận màng mứt. Nếu khối u ở hốc mắt, cần phải cắt bỏ phần viền mí, vùng qua xung quanh và bộ phận bên trong hốc mắt.

5.2. Xạ trị

Xạ trị là cách sử dụng tia X năng lượng cao và các chùm proton, tia gamma để tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như tổn thương thần kinh thị giác, võng mạc và gây đục thủy tinh thể, khô mắt…

5.3. Phẫu thuật tia xạ hồng ngoại

Đây là hình thức sử dụng các chùm tia gamma hoặc dao gamma. Với mục đích cắt bỏ khối u, loại bỏ các tế bào ung thư ở mắt.

5.4. Liệu pháp Laser

Liệu pháp laser thường được áp dụng đối với bệnh nhân ung thư mắt ở giai đoạn đầu, khi khối u còn nhỏ. Phương pháp này sử dụng chùm tia năng lượng cao tập trung và đốt khối u. Nó cũng được dùng kết hợp cùng xạ trị, phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

5.5. Hóa trị liệu

Các bác sĩ cho sẽ cho bệnh nhân sử dụng hoặc tiêm các loại thuốc điều trị u lympho mắt. Trong đó, loại thông dụng và thường được áp dụng là Methotrexate.

6. Các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư mắt

Để bảo vệ đôi mắt, bạn cần chú ý và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

- Hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng để tránh tiếp xúc với tia cực tím. Nên sử dụng kính mát, mỹ rộng vành để bảo vệ mắt khi ra ngoài.

- Duy trì trạng thái cân bằng cho mắt bằng cách tập nhìn xa. Thường xuyên thực hiện các hoạt động thể chất, tập thể dục điều độ, hàng ngày.

- Ăn uống điều độ, đảm bảo chế độ thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng. Tăng cường trái cây và rau củ có nhiều vitamin, khoáng chất…

- Tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp và chiên, xào rán

- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích khác.

- Luôn giữ cho tình thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng. Bởi stress chính là một trong những yếu tố làm tăng tốc độ phát triển của khối u.

- Thường xuyên kiểm tra nhãn khoa định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường của mắt.

7. Nguyên tắc ăn uống cho người bị ung thư mắt

7.1. Người bị ung thư mắt nên ăn gì?

Về nguyên tắc ăn uống cho người bị ung thư mắt được chia thành 2 giai đoạn. Đó là giai đoạn trước và trong khi điều trị:

Giai đoạn trước điều trị

Bệnh nhân cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh để tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là các loại thực phẩm cần được bổ sung và tăng cường trong chế độ ăn uống hàng ngày:

- Hạt dẻ

- Sữa, sữa chua, các chế phẩm khác từ sữa

- Hoa quả có nhiều vitamin, khoáng chất như táo, cam, quýt, lê…

- Ngũ cốc nguyên hạt

- Các loại thực phẩm ít cần chế biến

Giai đoạn trong quá trình điều trị

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân thường có cảm giác chán ăn. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cơ thể ổn định, hãy cố gắng bổ sung thêm nhiều protein để tăng cường năng lượng. Điều này sẽ giúp bệnh nhân khỏe hơn và làm giảm tác dụng phụ do điều trị. Các loại thực phẩm giàu protein như: Thịt nạc, thịt gà, cá, trứng, đậu và các loại hạt, phô mai, sữa và sữa chua

Ngoài ra hãy chú ý tăng cường ăn rau, hoa củ quả có màu xanh đâm, vàng sẫm như cam, bưởi, cà rốt, cà chua… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng thực phẩm càng có màu sắc sặc sỡ thì càng nhiều dưỡng chất lành mạnh.

Đồng thời, đừng quên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Bao gồm nước lọc và nước ép hoa quả tự nhiên. Đây là cách giúp bổ sung vitamin và tránh mất nước cho cơ thể.

7.2. Bệnh nhân ung thư mắt không nên ăn gì?

Bệnh nhân ung thư mắt cần tránh các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe sau đây:

- Thực phẩm, thịt cá, gia cầm sống hay nấu chưa kỹ. Đồ ăn không được tiệt trùng.

- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê…

- Các loại thực phẩm đã qua tẩy trắng, hay các hình thức làm tươi thịt, đồ uống chế biến từ hóa chất.

- Đồ ăn chế biến sẵn có chứa chất bảo quản, chống mốc, chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, đường tổng hợp…

- Các loại bột dinh dưỡng không có rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Rau muống, rau cần hay các loại rau trồng trong khu vực bị nhiễm bẩn, nhiễm kim loại chì nặng.

- Các loại đồ uống có chất kích thích, caffeine như bia rượu, cà phê, nước ngọt có ga.

Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý chế độ dinh dưỡng và xây dựng thực đơn hàng ngày để đảm bảo không bị, thiếu chất. Cần sử dụng các loại thực phẩm sạch, an toàn được chế biến kỹ lưỡng. Đảm bảo ăn chín uống sôi và tuyệt đối không mua thực phẩm giá rẻ ở nơi có dịch bệnh hay không rõ nguồn gốc.

8. Các câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư mắt

Rất nhiều người bệnh khi tìm hiểu về ung thư mắt là gì thường cảm thấy hoang mang. Phần lớn mọi người đều có chung các câu hỏi như sau:

- Ung thư mắt có nguy hiểm không?

Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư mắt là bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu bệnh không được phát hiện kịp thời, khối u phát triển lớn sẽ gây tổn thương dây thần kinh thị giác, giác mạc. Từ dó làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn, khiến người bệnh có thể mất đi thị lực vĩnh viễn.

- Ung thư mắt có chữa được không?

Đây chính là câu hỏi nhận được sự quan tâm hàng đầu của bệnh nhân và gia đình. Để giúp người bệnh yên tâm, các chuyên gia, bác sĩ cho biết: Bệnh ung thư mắt nếu được phát hiện sớm có thể được chữa trị hoàn toàn và không làm ảnh hưởng đến thị lực.

Cụ thể, ở giai đoạn 0, 1 hoặc 2, khi bệnh mới phát triển, khối u chỉ nhỏ cỡ 1-2mm có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp xạ trị để loại bỏ tế bào ung thư hoàn toàn. Kết hợp cùng với đó là áp dụng phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi thị lực và làm giảm nguy cơ bệnh quay trở lại.

Bởi vậy, bệnh nhân và người nhà không nên quá lo lắng. Hãy giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi khi tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi sẽ tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển nhanh và mạnh hơn.

- Ung thư mắt có di truyền không?

Cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ tài liệu khoa học nào chứng minh về vấn đề di truyền ở bệnh ung thư mắt. Tuy nhiên, đây cùng là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở mọi người.

Cụ thể, nếu gia đình có người mắc bệnh ung thư mắt, khả năng các thành viên khác có quan hệ máu mủ mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường. Ngoài di chuyển, các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Màu da, màu mắt…

9. Các hình ảnh về bệnh ung thư mắt

Ung thư mắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh - Ảnh 1.

Cấu tạo của mắt


Ung thư mắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh - Ảnh 2.

Khi gặp ánh đèn flash, bệnh nhân ung thư mắt sẽ có không có dấu hiệu mắt đỏ


Ung thư mắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh - Ảnh 3.

Ung thư mắt gây nên các tổn thương ở võng mạc, khiến mắt đỏ và sưng

Ung thư mắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh - Ảnh 4.

Mắt bệnh nhân bị mất cân đối, thường lệch và nghiêng về một bên


Ung thư mắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh - Ảnh 5.

Ung thư mắt có thể gây mù vĩnh viễn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Việc nắm được các kiến thức về ung thư mắt là gì rất quan trọng. Đây không chỉ là cách giúp mọi người phòng, giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp bệnh nhân và gia đình bớt hoang mang và điều trị đúng cách. Để giúp các triệu chứng thuyên giảm, tăng khả năng tiếp nhận quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và luôn giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo lắng.

Tác giả: Lê Thọ Hưng