Ung thư khoang miệng nên ăn gì?

Ung thư khoang miệng nên ăn gì?
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh nhân khi điều trị ung thư khoang miệng cần nhớ vững thêm 2 nguyên tắc nữa đó là dinh dưỡng phù hợp và tinh thần lạc quan. Vậy bệnh nhân mắc ung thư khoang miệng nên ăn gì?

Bệnh mắc ung thư biểu mô khoang miệng có diễn biến khá phức tạp vì thế khi lựa chọn những thực phẩm cho bệnh nhân ung thư khoang miệng nên ăn gì, không nên ăn gì cũng cần lưu ý.

Do người bệnh sẽ luôn cảm thấy miệng đau rát cùng với việc khó nhai nuốt nên các thực phẩm mềm luôn nên là một sự ưu tiên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng mà người chăm sóc có thể lựa chọn cũng như chế biến cho người bệnh ung thư biểu mô khoang miệng.

Một số dạng thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng cho biết là gợi ý tốt nhất cho câu hỏi: "Ung thư khoang miệng nên ăn gì?" mà bạn có thể tham khảo:

Vậy bệnh nhân ung thư khoang miệng nên ăn gì?

1. Cháo dạng loãng và sữa

Sữa cùng với cháo loãng chính là một bộ đôi giải pháp tối ưu trong trường hợp bệnh nhân ung thư khoang miệng nên ăn gì, đặc biệt là đối với các bệnh nhân vừa mới làm xạ trị do lúc này thì việc ăn uống gần như đã trở thành một công việc rất khó khăn.

Hai dạng thực phẩm này cũng đều khá dễ ăn và dễ nuốt, người bệnh không cần phải nhai nhiều, đồng thời lại giúp cho bệnh nhân ăn được nhiều hơn, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, làm bệnh nhân dễ tiêu và cũng dễ đói.

Ảnh 1.

Nếu như người nhà bạn không thể ăn được nhiều thì đừng bỏ qua cháo loãng và sữa (Ảnh: Internet)

Nếu như người nhà bạn không thể ăn được nhiều thì đừng bỏ qua hai loại đồ ăn này nhé!

Cho đến khi mà việc chữa trị dần ổn thì bệnh nhân mắc ung thư biểu mô khoang miệng đã có thể sinh hoạt trong ăn uống được gần như lúc bình thường mà không còn cảm thấy khó chịu nhiều nữa.

Người nhà có thể cho người bệnh đổi khẩu vị với các thức ăn mềm tương tự như miến hay phở nấu với nước hầm xương hay thịt băm,.. và chú ý là bạn có thể xay nhuyễn các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để bệnh nhân không bị thiếu chất nhé.

2. Các loại ngũ cốc

Những dạng ngũ cốc được nghiền thành bột kết hợp cùng với một số loại củ quả chẳng hạn như lúa mì, bột yến mạch, bột đậu nành hay các loại củ như khoai lang, khoai tây và bí ngô,… đều có thể được dùng để nấu thành những món súp cho bệnh nhân ung thư miệng dùng vào bữa sáng hoặc cho bất cứ bữa nào đó trong ngày.

Ảnh 2.

Ung thư khoang miệng nên ăn gì? Gợi ý của chuyên gia là các loại ngũ cốc (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư miệng nên ăn gì, các chuyên gia đã lưu ý rằng không nên nấu ngũ cốc cho người bệnh ăn vào bữa tối bởi đây là những thực phẩm khó tiêu và gây ra áp lực lớn cho hệ tiêu hóa.

3. Nước ép trái cây

Người bị ung thư khoang miệng nên uống các loại nước ép quả có độ ngọt dịu tự nhiên và vừa phải ví dụ như cam, ổi hay dưa hấu và thanh long,.. do chúng có thể làm dịu đi những đau đớn do bề mặt vết thương, các tổn thương trong khoang miệng.

Ảnh 3.

Nước ép trái cây làm dịu những tổn thương trong khoang miệng (Ảnh: Internet)

4. Uống nước

Kể cả với người bình thường thì việc uống đủ nước mỗi ngày đóng một vai trò rất quan trọng. Riêng với bệnh nhân đang điều trị ung thư khoang miệng, có thể bạn sẽ thấy khá lạ lùng khi câu trả lời cho câu hỏi ung thư khoang miệng nên ăn gì lại là nước.

Nhưng thực tế thì việc uống nước đều đặn đầy đủ sẽ giúp cơ miệng của người bệnh hoạt động phòng ngừa cảm giác chán ăn.

5. Thực phẩm giàu hàm lượng protein

Bệnh nhân mắc ung thư biểu mô khoang miệng nên bổ sung những thực phẩm giàu protein và dinh dưỡng cao như thịt bò, thịt dê, thịt gà, thịt lợn nạc, cá, tôm, trứng gà, sữa đậu nành, bột củ sen,… để có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng và giúp người bệnh dễ dàng tiếp nhận hơn những phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định.

Ảnh 4.

Những thực phẩm giàu protein tốt cho việc hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân ung thư miệng (Ảnh: Internet)

6. Trứng

Trứng không chỉ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn rất mềm tốt cho việc ăn uống có phần "khó khăn" của bệnh nhân mắc ung thư khoang miệng nên ăn gì. 

Bạn có thể nấu trứng với súp hoặc chế biến các món mềm để dễ người bệnh dễ ăn hơn.

7. Rau xanh và hoa quả

Người mắc ung thư biểu mô khoang miệng cũng nên bổ sung thêm nhiều hoa quả và rau xanh để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Với rau xanh thì bạn nên chọn các loại rau non và mềm, có thể chế biến bằng cách xay với cháo hoặc lọc lấy nước, nấu cùng cháo hoặc soup.

Tác giả: Phương Thuận