Tử vong do ăn sâu ban miêu: Sâu ban miêu là gì? Tại sao ăn sâu ban miêu lại bị ngộ độc?

Tử vong do ăn sâu ban miêu: Sâu ban miêu là gì? Tại sao ăn sâu ban miêu lại bị ngộ độc?
Ăn sâu ban miêu có độc nhưng tại sao nhiều người vẫn ăn? Loại sâu này có bề ngoài giống với bọ xịt được gọi là bọ xít lửa, sâu đậu, ban miêu, hồ trùng. Chất độc trong sâu ban miêu không thể phân hủy dù chế biến ở nhiệt độ cao.

Mới đây Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La vừa tiếp nhận bệnh nhân L.V.M. (72 tuổi, ở TP Sơn La) nướng ăn sâu ban miêu sau đó bị đau đầu kèm theo các triệu chứng như đau rát họng dữ hội, buồn nôn, đau bụng và nôn ra máu. Khi được người nhà đưa vào viện, ông M. trong trạng thái sốc, bị co giật toàn thân, suy hô hấp và loét miệng.

Các bác sĩ chẩn đoán ông M. bị ngộ độc do ăn sâu ban miêu, các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có tiên lượng tử vong cao. Dù được lọc máu, duy trì vận mạch và điều trị suy gan thận nhưng sau 2 ngày bệnh tình tiến triển nặng hơn, được người thân xin về nhà và ông M. đã tử vong sau đó.

Trước đó ngày 13/6, bà Bùi Thị B. (64 tuổi) ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương cũng bị ngộ độc sâu ban miêu. Biểu hiện là nôn ra máu, rộp miệng và lưỡi. Trên đường chuyển bệnh viện bà B. đã tử vong do ngộ độc nặng.

1. Sâu ban miêu là gì?

Sâu ban miêu có tên khoa học là Cantharis vesicatoria. Sâu ban miêu còn được gọi là bọ xít lửa, sâu đậu, ban miêu, hồ trùng, manh trùng, ban manh hay ban mao.

- Về hình dáng và màu sắc:

Loại sâu này có cánh màu xanh lục biếc chiều dài khoảng 15 - 20mm và chiều ngang khoảng 4 - 6mm. Đầu sâu ban miêu có hình trái tim, mắt to, thân có rãnh dọc ở giữa và râu đen sợi (phần nhiều đã rụng). Thân sâu có khoảng 11 đốt. Ở phần giữa đầu và thân có chỗ thắt lại.

Quan sát thêm có thể thấy cánh sâu ban miêu có thể có các chấm màu vàng hay màu đỏ nhạt. Tùy từng loại mà sâu ban miêu cũng có thể có thân màu vàng kèm theo các điểm hay các dải ngang có màu đen.

Tử vong do ăn sâu ban miêu: Sâu ban miêu là gì? Tại sao ăn sâu ban miêu lại bị ngộ độc? - Ảnh 2.

Sâu ban miêu nướng làm thức ăn (Ảnh: BVCC)

Đọc thêm:

Ngộ độc măng tươi nếu không biết chế biến đúng cách, 4 nhóm người nên hạn chế ăn măng tươi

Nấm là gì? Những lưu ý về cách chế biến nấm cần thuộc lòng nếu không muốn cả nhà bị ngộ độc

Bên dưới bao cánh có 2 chiếc cánh mỏng trong suốt màu nâu. Ức có 3 đôi chân, bụng có từng đốt vòng. Có mùi đặc biệt, vị lúc đầu cay, sau đắng (tuyệt đối không nên cho vào miệng nếm).

- Về thành phần hóa học

Sâu ban miêu có chứa cantharidin được biết đến là một chất cực đầu nằm trong nhóm chất độc bảng A - mạnh gấp nhiêu lần thuốc diệt cỏ cháy nhanh là Paraquat - có thể gây hoại tử ruột, suy đa phủ tạng nếu ăn phải.

Thông thường chỉ có sâu ban miêu đực mới có thể bài tiết ra chất cantharidin rồi truyền sang con cái vào mùa sinh sản mục đích là để bọc bên ngoài trứng sâu giúp bảo vệ trứng khỏi các loài động vật khác.

Ngoài ra, nếu chẳng may tiếp xúc với hơi độc từ sâu bay vào mắt sẽ khiến mắt bị cay, bỏng rát; cần rửa lại ngay với nước sạch rồi tới bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu.

- Về tính ứng dụng

Theo Đông y thì sâu ban miêu có vị cay, tính hàn và rất độc. Khi vào kinh Đại trường, Tiểu trường. Công năng công độc, phá huyết. Chữa chó dại cắn, thai lưu trong bụng, tràng nhạc; bôi ngoài trị các thứ nhọt độc, trùng độc.

2. Tại sao nhiều người vẫn ăn sâu ban miêu?

- Nhầm lẫn với bọ xít

Sâu ban miêu có hình dáng tương tự như bọ xít nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên việc phân biệt sâu ban miêu và bọ xít không khó, bọ xít thường có tam giác ở lưng và có vòi nhưng sâu ban miêu thì không có các đặc điểm này mà là thân màu đen và đầu có màu đỏ.

Tử vong do ăn sâu ban miêu: Sâu ban miêu là gì? Tại sao ăn sâu ban miêu lại bị ngộ độc? - Ảnh 3.

Sâu ban miêu có hình dáng tương tự như bọ xít nên dễ bị nhầm lẫn (Ảnh: Internet)

- Tin vào lời đồn "Ăn sâu ban miêu cải thiện sinh lý nam"

Từ thời Hi Lạp và La mã cổ đại bột sâu ban miêu kết hợp với một số chất khác có thể gây tăng tưới máu ở khu vực tầng sinh môn từ đó gây cương dương ở nam giới. Chính vì thế mà nhiều người cho rằng ăn sâu ban miêu có thể tăng cường sinh lý, chữa rối loạn cương dương ở nam giới. Tuy nhiên, rất nhiều nhân vật cổ đại cũng tử v.ong vì lạm dụng loại sâu này.

Theo ứng dụng y tế thì mặc dù sâu ban miêu có ứng dụng trong y học cổ truyền nhưng do độc tính của sâu ban miêu quá cao nên người dân không nên tự ý bắt hay tự ý ăn, chế biến thành thuốc để tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Theo Trung Quốc Dược học đại từ điển thì khi bị ngộ độc sâu ban miêu thì dùng nước sắc hoàng liên 8 - 12g cùng cam thảo lượng 8 - 10g. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp ngộ độc sâu ban miêu hiện nay đều rất nặng, nguy kịch tới tính mạng với tiên lượng tử vong trên 50%, người nhà nên nhanh chóng đưa nạn nhân bị ngộ độc tới cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp sớm.

3. Dấu hiệu ngộ độc sâu ban miêu

Nếu ăn hoặc uống phải sâu ban miêu nạn nhân thường có các biểu hiện ngộ độc sau đây:

- Đau rát họng, dạ dày và ruột rồi

- Bỏng đường tiêu hóa dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng cao bởi thẩm lậu vi khuẩn gram âm đường ruột và kị khí vào ổ bụng và máu

- Các tổn thương đường tiêu hóa dẫn tới đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu, tiêu chảy ra máu thậm chí là xuất huyết tiêu hóa

- Viêm các bộ phận sinh dục và bộ phận tiết niệu

- Tiểu ít, tiểu có máu

- Dương vật cương cứng hơn và đau đớn

- Mất nước nghiêm trọng dẫn tới suy giảm chức năng thận

- Suy đa tạng, tụt huyết áp

- Suy hô hấp

- Rối loạn về thần kinh dẫn tới hôn mê và tử v.ong trong 24 giờ.

Một liều 0,03g/1 lần hoặc 0,06g bột sâu ban miêu trong 24 giờ, hoặc 0,2 mg chất cantharidin trong 24 giờ đã đủ làm chết người. Nhưng người ta còn nhận thấy rằng có nhiều trường hợp ngộ độc sâu ban miêu với liều thấp hơn liều độc kể trên rất nhiều do dị ứng với xác sâu ban miêu. Vì vậy mà các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng không tự sử dụng sâu ban miêu trong chữa bệnh.


https://suckhoehangngay.vn/tu-vong-do-an-sau-ban-mieu-sau-ban-mieu-la-gi-tai-sao-an-sau-ban-mieu-lai-bi-ngo-doc-20220715100349505.htm
Tác giả: Allen